Previous Page  85 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 85 / 92 Next Page
Page Background

85

Đền Kiếp Bạc từ lâu đã trở thành

di tích lịch sử nổi tiếng. Đến nay, đền

còn năm pho tượng đồng: Trần Hưng

Đạo và Thiên Thành công chúa; Quyên

Thanh công chúa; Đệ nhị nữ đại hoàng

Anh Nguyên quận chúa; Phạm Ngũ

Lão. Bốn cỗ ngai thờ bốn con trai: Trần

Quốc Hiếu, Trần Quốc Nghiễn, Trần

Quốc Tảng, Trần Quốc Uy. Trong đền,

khu vực di tích hiện còn một số đồ thờ,

hoành phi, câu đối, bia kí, sắc phong

của các triều đại. Trước tam quan có hai

hàng chữ lớn, hàng trên viết: Dữ thiên

vô cực (Sự nghiệp này tồn tại mãi mãi

với đất trời); hàng dưới viết: Trần Hưng

Đạo vương từ (Đền thờ Trần Hưng

Đạo vương). Người Việt đã thờ là một

vị anh hùng dân tộc chuyển hoá thành

tín ngưỡng thờ Thánh. Nếu như trong

chính sử, Trần Hưng Đạo là một vị

tướng tài, thì trong tâm thức dân gian,

ông được hình dung như một vị thánh -

Đức Thánh Trần. Tín ngưỡng thờ Đức

Thánh Trần đã ăn sâu vào tiềm thức của

mỗi người dân Việt Nam. Lễ hội Kiếp

Bạc hàng năm đã thành tục lệ thiêng

liêng - tháng Tám giỗ Cha nhân dân cả

nước lại nô nức trảy hội về di tích đền

Kiếp Bạc tưởng niệm người anh hùng

dân tộc Trần Hưng Đạo.

Tôi đã được tham dự lễ dâng hương

tưởng niệm Trần Hưng Đạo được cử

hành rất nghiêm trang và trọng thể với

các nghi thức và lễ thức vừa linh thiêng

kính cẩn, vừa huyền bí. Ở đây có sự kết

hợp hài hòa và chặt chẽ của tính truyền

thống dân tộc với lòng ngưỡng mộ, thần

thoại hóa nhân vật cùng sự kiện lịch sử

hào hùng của dân tộc. Du khách thập

phương nườm nượp về đây, lòng người

háo hức trước không khí trống dong, cờ

mở. Đại diện chính quyền đọc diễn văn

ca ngợi công lao to lớn của vị anh hùng

dân tộc Trần Quốc Tuấn, ca ngợi những

thắng lợi trong cuộc chiến chống giặc

Nguyên Mông, nhắc nhớ lại không khí

hào hùng, oanh liệt của dân tộc ta trong

hơn bảy trăm năm về trước. Các cụ

nam phụ cao tuổi của địa phương mặc

trang phục của ngày lễ hội, tay cầm cờ

biển, xếp hàng dài từ nơi dâng hương

tới cổng đền đểnghênh đón du khách

vào tưởng niệm. Sau lễ dâng hương

cử hành lễ rước, đây là một nghi lễ vô

cùng quan trọng và thu hút sự quan tâm

của đông đảo du khách. Việc chuẩn bị

thuyền rước cũng khá quan trọng. Tất

cả các thuyền tham gia lễ rước đều phải

trang trí những dải vải đỏ ở mạn thuyền,

trên thuyền có chăng đèn kết hoa rực rỡ.

Riêng thuyền rước Long kiệu được trang

trí dải vải màu vàng ở mạn thuyền, cờ

hoa cũng màu vàng. Lễ rước với nhiều

loại phẩm vật của các vùng miền được

dâng lên. Khi lễ rước chính thức bắt đầu,

bài vị Đức Thánh Trần được rước trên

Kiệu được sơn son thiếp vàng, đi qua

Tam Quan và hướng về phía bờ sông.

Từ đây kiệu sẽ được rước lên thuyền

rồng. Cuộc rước kéo dài tới 2 giờ đồng

hồ, sau đó rước Ngài trở lại về đền để cử

hành lễ tạ - đồng thời cũng kết thúc một

ngày hội lớn.

Phần hội diễn ra khá phong phú và

đa dạng, các trò chơi và các màn biểu

diễn văn nghệ được đan xen với phần

lễ. Các cuộc thi như: thi làm cỗ tiễn

thánh, đấu vật, đua thuyền, hát dân ca,

quan họ… diễn ra trong không khí vô

cùng náo nhiệt của ngày hội. Những

màn biểu diễn võ thuật dân gian, tái hiện

cảnh binh sĩ tập luyện dưới sự chỉ huy

của Đại Vương được dựng trên sân khấu

trên bến Vạn Kiếp. Một trong những trò

diễn hấp dẫn nhất của lễ hội đên Kiếp

Bạc chính là hội đua thuyền trên sông

Lục Đầu. Hàng trăm chiếc thuyền như

mũi tên lướt phăng phăng trên mặt nước

cùng tiếng trống thúc giục, tiếng hò reo

dậy sóng cả một khúc sông. Cuộc đua

thuyền làm sống lại không khí hào hùng,

oanh liệt trên sông Bạch Đằng khi Hưng

Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ra trận

năm xưa.

Lễ hội đền Kiếp Bạc - một lần trải

nghiệm đầy ấn tượng để rồi lại có hẹn

với vùng đất lịch sử thiêng liêng này vào

những mùa thu sau.

Bài và ảnh:

Mai Chi