Previous Page  89 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 89 / 92 Next Page
Page Background

89

Mô hình trồng rau

công nghệ cao ở Đan Phượng

“M

ạnh dạn áp dụng công

nghệ mới trong sản xuất

nông nghiệp cho đến

nay, tôi nghĩ, gia đình tôi đã đi đúng

hướng” - Vợ chồng anh Nguyễn Đăng

Quý và Đặng Thị Cuối (Đội 1 thôn

Đoài Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan

Phương, Hà Nội) chia sẻ như vậy khi nói

về việc áp dụng công nghệ cao trong sản

xuất rau an toàn.

Đưa chúng tôi đi dọc những luống

rau xanh tốt, anh Quý tâm sự, những

tháng ngày trồng rau an toàn ở nước

ngoài vợ chồng anh đã tích góp được

một chút vốn và kiến thức cơ bản, mong

muốn sẽ về áp dụng mô hình này trên

quê hương mình.

Đầu năm 2017, vợ chồng anh gom

tất cả số vốn tích góp được để đầu tư

làm đất, mua trang thiết bị và cây giống.

Được sự ủng hộ của Ủy ban nhân dân

và các phòng chức năng huyện Đan

Phượng, chỉ sau vài tháng, hơn 2.000m

2

nhà màng kính cùng các hệ thống tưới

tiêu đủ tiêu chuẩn của vợ chồng anh đã

hình thành. Xác định nhu cầu của thị

trường, vợ chồng anh trồng chủ yếu các

loại rau lá: cải ngồng, cải chít, cải mơ,

mồng tơi, rau diếp, măng tây…. Chưa

đến một tháng sau các sản phẩm rau ứng

dụng công nghệ cao đã được gia đình

anh đưa ra thị trường, sản phẩm được các

cơ quan chức năng kiểm tra

chặt chẽ, đáp ứng được các

tiêu chí thực phẩm sạch, an

toàn. Theo anh Quý, tính ưu

việt của việc áp dụng công

nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

đó chính là người lao động sẽ có được

những sản phẩm sạch, năng suất cao, thời

gian thu nhập nhanh. Với việc áp dụng

nhà màng thì dù thời tiết nóng lạnh hay

mưa gió, rau cũng không bị ảnh hưởng.

Bắt đầu triển khai từ thang 5 nhưng đến

nay, gia đình anh đã thu nhập được 4 - 5

vụ. Bây giờ toàn bộ đất đai của gia đình

anh đều trồng các loại rau an toàn, trong

đó có 3.000m

2

hệ thống nhà màng, chắc

chắn thời gian tới gia đình anh sẽ mở

rộng diện tích cũng như bổ sung đa dạng

thêm các loại rau, củ, quả. “Hiện nay

chúng tôi có 12 công nhân lao động liên

tục với mức thu nhập trên 5 triệu đồng/

người/tháng, chúng tôi rất mong mô hình

này được nhân rộng, vì vậy, bất kì ai

muốn thăm quan hay tìm hiểu thông tin

chúng tôi đều sẵn lòng giúp đỡ. Chúng

tôi mong muốn các nhà khoa học, các cơ

quan chức năng tiếp tục quan tâm và có

thêm thông tin về công nghệ để việc sản

xuất đạt hiệu quả cao nhất.”

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn

Hữu Tịnh, Phó phòng Kinh tế huyện Đan

Phượng cho biết: “Việc áp dụng công

nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là

chủ trương đúng đắn nhưng người dân

cũng gặp không ít khó khăn trong việc

thực hiện mô hình này. Chính vì vậy mà

thời gian tới, chúng tôi sẽ đề xuất với ủy

ban hỗ trợ ở mức cao nhất có thể cho bà

con như: một phần vốn, trang thiết bị, mô

hình, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều

kiện sản xuất rau công nghệ cao. Vê việc

tiêu thụ, ngoài bán ở chợ chúng tôi cũng

đề xuất cho 54 trường mẫu giáo mầm

non trên toàn huyện sử dụng các loại rau

an toàn cũng như giúp đỡ người dân tiếp

cận và phân phối vào các hệ thống siêu

thị, chợ trung tâm. Tôi nghĩ, với sự mạnh

dạn của người dân cũng như sự chung

tay của các cấp chính quyền, việc ứng

dụng công nghệ cao trong sản xuất nông

nghiệp không chỉ được áp dụng nhiều ở

Đan Phượng mà còn nhân rộng ra nhiều

địa phương khác của Hà Nội”.

Hà Hương

Vợ chồng anh Nguyễn Đăng Quý, một trong những hộ gia đình đi

tiên phong trong việc trồng rau ứng dụng công nghệ cao