Previous Page  81 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 81 / 92 Next Page
Page Background

81

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm có

thể do nhiều yếu tố tác động gây nên. Tuy

nhiên bệnh thường xuất hiện khi bệnh

nhân gặp vấn đề về tâm lí không thể giải

toả. Trầm cảm cũng được quy định bởi

gen, nhưng yếu tố môi trường chính là tác

nhân để khởi động các gen đó. Theo các

nghiên cứu gần đây, một số yếu tố thuận

lợi cho việc phát sinh bệnh trầm cảm

phải kể đến là tăng căng thăng trong công

việc, tăng mật độ dân số với việc giảm

không gian sống, tăng ô nhiễm nước,

không khí, tiếng ồn, thiếu sự cân bằng

giữa nghỉ ngơi và công việc, tăng sức ép

về công việc, gia đình và xã hội, cũng

như những khó khăn về tài chính. Bên

cạnh đó, những yếu tố bên trong cũng có

thể gây tăng nguy cơ trầm cảm như: các

bệnh mãn tính (đau mãn tính, bệnh kéo

dài…), các bệnh ung thư, những thay đổi

nội tiết như trong thời kì tiền mãn kinh ở

phụ nữ…

Bệnh nhân trầm cảm không nên đối

phó với căn bệnh một mình, cần sự giúp

đỡ của bác sĩ, chuyên gia tâm lí, người

thân và cả xã hội. Nhà tâm lí trị liệu

Anupama Gadkari khuyên người bệnh

hãy cho người khác biết bạn đang khó

khăn như thế nào, tức là thể hiện sự trầm

cảm ra cho mọi người hiểu. Khi gặp các

biểu hiện như giảm năng lượng, mất tạp

trung, mất hứng thú, rối loạn giấc ngủ,

chán ăn, mệt mỏi… cần được tư vấn điều

trị sớm.

Nhiều chuyên gia đồng ý rằng, tâm

lí trị liệu, hoặc tâm lí trị liệu kết hợp với

thuốc, là cách điều trị trầm cảm lâu dài

hiệu quả hơn là chỉ dùng thuốc. Có tới

70% người mắc bệnh trầm cảm phản ứng

với thuốc chống trầm cảm.  Thuốc chống

trầm cảm không gây nghiện nhưng chúng

có thể gây ra các phản ứng phụ không

mong muốn. Để tránh tái phát, người ta

thường phải liên tục uống thuốc trong

thời gian dài sau khi các triệu chứng đã

thuyên giảm.

Bác sĩ Nguyễn Văn Ca (Trưởng khoa

Thần kinh Bệnh viện 175) khuyên: nếu

thấy bất ổn, mọi người có thể dùng thang

đánh giá trầm cảm

Beck (test Beck)

để tự

kiểm tra.

Beck

mô tả các triệu chứng về

sự ức chế toàn diện các mặt hoạt động

tâm thần: cảm xúc, tư duy, hoạt động,

tình trạng ức chế, chậm chạp, mệt mỏi,

khó tập trung, rối loạn giấc ngủ. Điểm

tổng cộng càng cao thì đối tượng được

thử nghiệm càng bị rối loạn trầm cảm

nặng hơn. Trên 14 điểm trở lên, đối

tượng làm trắc nghiệm có biểu hiện bệnh

lí rối loạn trầm cảm.

Trúc Chi

Thế nào là rối loạn trầm cảm

Các biểu hiện

của trầm cảm