Previous Page  80 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 80 / 92 Next Page
Page Background

80

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trung

bình mỗi năm, bệnh trầm cảm cướp đi 850.000 mạng người, đến năm

2020, trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh

phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc phải. Nhưng chỉ

khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương

pháp. Tại Việt Nam, 2,5% dân số bị trầm cảm và tỉ lệ này đang gia

tăng rất nhanh. Một năm có khoảng 36.000 - 40.000 người Việt tự

tử, nguyên nhân chủ yếu là do trầm cảm.

VTV

nhỏ

to

T

heo Cẩm nang Chẩn đoán và

Thống kê Rối loạn Tâm thần, trầm

cảm được định nghĩa là khi người

bệnh xuất hiện ít nhất 5 dấu hiệu sau đây

trong khoảng thời gian 2 tuần: tâm trạng

chán nản, không cảm thấy hứng thú hoặc

vui vẻ với các hoạt động yêu thích, giảm

cân hoặc tăng cân, gặp vấn đề về giấc

ngủ, dễ bị kích động hoặc chậm chạp,

mệt mỏi, cảm thấy tội lỗi hoặc vô dụng,

dễ mất tập trung và thường suy nghĩ đến

cái chết. Trầm cảm xảy ra ở mọi lứa tuổi

nhưng dẫn đến những hành vi tiêu cực và

nặng nhất là tự tử thường có biểu hiện ở

phụ nữ tuổi trung bình từ 18 đến 45. Nhớ

lại khoảng thời gian bị trầm cảm, nhạc

sĩ Only C chia sẻ: “Trong đầu mình luôn

có cảm giác ghê sợ tất cả mọi người.

Làm gì cũng không thấy vui, không thích

tiếng ồn, không thích đám đông. Thậm

chí buông bỏ tất cả để đi du lịch, ở khách

sạn hạng sang, mua sắm thả ga mà vẫn

thấy như địa ngục. Cảm

thấy không muốn sống nữa, chỉ cần

nhắm mắt lại là mọi thứ sẽ trôi qua”.

Trầm cảm là cấp độ thứ 2 trong 5 cấp độ

tiêu cực của cảm xúc con người (Căng

thăng - trầm cảm - tự kỷ - vô cảm - tự tử).

Nếu bạn tiếp tục để chúng xâm chiếm

cảm xúc của mình trong một thời gian dài

(trên 6 tháng liên tục) thì nguy cơ tự tử

rất cao.

Trầm cảm -

Căn bệnh của thời đại