Previous Page  81 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 81 / 92 Next Page
Page Background

81

VTV

nhỏ

to

Những luồng ý kiến khác nhau

“Con chị đã biết chữ chưa?”, “Tại

sao chị chưa cho con đi học?”... là

những câu hỏi phổ biến của hầu hết phụ

huynh có con chuẩn bị bước vào lớp 1.

Cũng như nhiều người, chị Giang không

thể thoát khỏi áp lực tâm lí. “Nhìn

những đứa trẻ bằng tuổi con mình đều

biết đọc, biết viết, lại nghe nói các cô

dạy theo kiểu học sinh biết hết rồi nên

hai vợ chồng tôi khá sốt ruột. Bàn đi

tính lại, tôi phải đi tìm lớp cho bé đi học

trước”. Một bộ phận phụ huynh khác với

mong muốn con mình phải học giỏi nên

quyết cho con học trước giáo trình lớp 1

từ đầu năm mẫu giáo lớn.

Không chỉ phụ huynh, hầu hết các

giáo viên dạy lớp 1 đều cho rằng, việc

cho trẻ học trước sẽ giúp giáo viên đỡ

vất vả hơn. Chị Thu Hà, một giáo viên

tiểu học, tâm sự: “Một lớp thường có

sĩ số 40 - 50 học sinh, nếu các con đều

không biết mặt chữ thì giáo viên thực

sự áp lực vì không có thời gian uốn nắn

từng cháu một. Khi các con được học

chữ cái, được làm quen với bảng, vở và

cách cầm bút sẽ chia sẻ được phần nào

sự vất vả với các cô”.

Ngược với xu thế cho con học trước

đang khá phổ biến vẫn còn số ít phụ

huynh phản bác quan điểm này bởi họ

không muốn gây áp lực cho trẻ. Theo

họ, nếu cho trẻ học chữ trước, vào

năm học, khi thầy cô dạy lại từ đầu,

những trẻ đã biết học trước sẽ nảy sinh

tâm lí chủ quan, không hứng thú với

việc học lại. Thêm nữa, các phụ huynh

cũng cho rằng, việc biết đọc, biết viết

với trẻ lớp 1 chỉ là sớm hay muộn nên

học trước là không cần thiết.

Nên hay không nên?

Theo các chuyên gia về lĩnh vực giáo

dục, không nên ép trẻ học nhưng nếu

trẻ có nhu cầu thì nên khuyến khích,

động viên. Một số trẻ được sống trong

gia đình có bố mẹ, anh chị ham học

hỏi thường rất hứng thú với việc tìm

hiểu những kiến thức mới. Đó là một

biểu hiện tốt và đáng được các bậc phụ

huynh lưu tâm, quan trọng là không nên

cố nhồi nhét, ép trẻ nếu trẻ không thực

sự hứng thú… Giai đoạn chuyển tiếp

từ mẫu giáo lên tiểu học, thói quen sinh

hoạt và khả năng tự phục vụ bản thân

của mỗi trẻ rất quan trọng. Nếu chưa

có nề nếp, trẻ sẽ cảm thấy khó khăn khi

hòa nhập, từ đó dẫn đến tâm lí không

thích đến trường. Sức khỏe của trẻ cũng

là một vấn đề các bậc phụ huynh cần

lưu tâm. Nếu sức khỏe không tốt sẽ ảnh

hưởng rất lớn đến việc học tập và rèn

luyện khi trẻ vào lớp 1. Các bậc cha mẹ

cũng nên tập cho trẻ thói quen quan sát,

tìm tòi, suy nghĩ chứ không phải là học

thuộc lòng hay làm các phép tính. Đặc

biệt, việc rèn giũa tính cách, phẩm chất

của trẻ cần phải đặt lên hàng đầu. Trẻ

cần được học cách sống trong cộng đồng

trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Bên cạnh

đó, một số phụ huynh rất ủng hộ suy

nghĩ cho trẻ học mà chơi, chơi mà học,

để trẻ chơi các trò chơi liên quan đến

chữ và con số trước khi chính thức nhập

học. Phương pháp này sẽ phát triển tư

duy ngôn ngữ sáng tạo của trẻ, giúp trẻ

nhập cuộc một cách nhẹ nhàng và thú vị

hơn so với cách học truyền thống.

Lớp 1 là giai đoạn rất quan trọng với

trẻ nên cha mẹ phải có sự chuẩn bị kĩ

càng để bé không bị bỡ ngỡ khi bước

vào môi trường học tập mới. Chuẩn bị

cho con tâm lí thật tốt cùng những kĩ

năng cần thiết sẽ giúp trẻ nhanh chóng

thích nghi với môi trường mới để học

tập tốt hơn.

Đức Kiên

Ảnh:

Hải Hưng

Băn khoăn chuyện

trẻ học trước

Thời điểm sắp vào năm

học mới cũng là lúc

các bậc phụ huynh đôn

đáo khắp nơi chọn

thầy, chọn trường cho

con. Với những trẻ từ

bậc mẫu giáo chuẩn bị

lên tiểu học, câu hỏi có

nên cho con học chữ

trước khi vào lớp 1

luôn là nỗi băn khoăn,

trăn trở của đông đảo

phụ huynh.