Table of Contents Table of Contents
Previous Page  25 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 25 / 92 Next Page
Page Background

25

Hội nghị có 15 bài tham luận của

các nhà báo quốc tế, tập trung bàn

thảo vai trò, cách tiếp cận của báo chí

thế giới để thiết lập hoà bình tại bán

đảo Triều Tiên và hoà bình thế giới. Bà

Zhu Xiaoqian (Phó Giám đốc điều

hành Trung tâm tin tức SMG, Trung

Quốc) chia sẻ: “Phát triển hoà bình là

chủ đề muôn thuở của xã hội loài

người. Một nghị quyết hoà bình trên

bán đảo Triều Tiên đòi hỏi nỗ lực của

tất cả các bên và hiển nhiên cần có sự

đóng góp của truyền thông. Truyền

thông cần dựa trên những lợi ích của

các bên để thúc đẩy đóng góp và đóng

vai trò duy nhất trong việc hiện thực

hoá mục tiêu hoà bình. Các phương

tiện truyền thông phải đóng vai trò làm

rõ khái niệm hoà bình, nêu sự thật và

bảo vệ uy tín xã hội”.

Nhà báo Teresa Pfuetzner (Cộng

hoà Liên bang Đức) nhận thấy có

những yếu tố đối lập tại bán đảo Triều

Tiên: “Trong khi Hàn Quốc là một minh

chứng thành công về kinh tế, vô cùng

hiện đại và tạo ra hiện tượng văn hoá

ví như K-Pop thì Bắc Triều Tiên lại trở

thành biểu tượng của sự đe dọa hạt

nhân”. Tuy nhiên, bà không đồng tình

với quan điểm vai trò của nhà báo là

phải đảm bảo hoà bình: “Dù tất cả

chúng ta đều mong muốn hoà bình,

những nhà báo và những nhà hoạt

động xã hội không thể đồng nhất. Điều

mà các nhà báo nên làm là phản ánh

lại những gì đang diễn ra”. Bà cho

rằng, để có hoà bình trên bán đảo

Triều Tiên một ngày không xa đòi hỏi

rất nhiều nỗ lực, thiện chí từ tất cả mọi

người và đặc biệt là sự thấu hiểu. Sự

thấu hiểu đó phải được xây nên từ các

bài báo có khả năng tạo ra sự đồng

cảm”. Đồng quan điểm với bà Teresa

Pfuetzner, ông Teguh Santosa (Hội

nhà báo Indonesia), người đã 6 lần

trực tiếp tới Bắc Triều Tiên, nhấn

mạnh: “Nhà báo phải trực tiếp có mặt

tại hiện trường thay vì chỉ khai thác

các nguồn tin, để có thể đưa tin chính

xác và chân thực nhất hiện trạng quốc

gia này”.

Bên cạnh nội dung về hoà bình trên

bán đảo Triều Tiên, các nhà báo đã

chia sẻ tương lai và vai trò của nhà báo

trong bối cảnh sự thay đổi của môi

trường truyền thông hiện đại. Các nền

tảng công nghệ và sự phát triển chóng

mặt của các mạng xã hội như

Facebook, Twitter... đã tạo ra thách

thức với các nhà báo cũng như thực

trạng “tin giả” lan tràn. Vấn đề về tự do

báo chí, quyền con người, thực trạng

báo chí tại các quốc gia cũng được các

đại biểu thảo luận sôi nổi. Hội nghị năm

nay diễn ra từ ngày 24/3 - 30/3. Các

nhà báo sẽ có cơ hội được tìm hiểu

cuộc sống và trải nghiệm văn hoá tại 6

thành phố của Hàn Quốc gồm Incheon,

Suwon, Sejong, Jeonju, Gwangju và

Daejeon.

PV

Hội nghị Nhà báo Thế giới do Hội nhà

báo Hàn Quốc tổ chức thường niên từ

năm 2013. Mục đích là thúc đẩy hoà

bình thế giới và đóng góp cho sự phát

triển truyền thông. Đây là một trong số

những sự kiện lớn nhất có sự tham gia

của các nhà báo quốc tế cùng bàn thảo,

trao đổi kinh nghiệm báo chí đưa tin về

bán đảo Triều Tiên.

Ban Điều hành và Đại biểu tham luận tại Hội nghị Nhà báo Thế giới 2019

Nhà báo Thu Hà, Ban Truyền hình Đối ngoại (phải) tại Hội nghị