Table of Contents Table of Contents
Previous Page  22 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 22 / 92 Next Page
Page Background

22

Đại sứ điện trả lời, tôi sẽ về nước đúng

hẹn. Ngày 26/9/1976, tôi rời Paris.

Xin nói thêm, năm 1965, khi Mỹ tiến

hành dội bom miền Bắc sau khi đổ

quân ồ ạt vào miền Nam, một số anh

chị em trong phong trào, trong đó có

tôi, đã viết tâm thư, tình nguyện về

nước, về miền Bắc hoặc về vùng giải

phóng ở miền Nam.

Giáo sư tâm đắc nhất điều gì

trong phong trào kiều bào ta ở Pháp

và mong muốn điều gì với thế hệ trẻ

kiều bào ở Pháp hôm nay?

Trong phong trào Việt kiều, tôi được

may mắn biết cụ Ty, người đã nấu ăn

cho Hồ Chủ tịch khi Người sang Pháp

đàm phán năm 1946; cụ Mạc hiền từ,

đức độ với mái tóc và chòm râu bạc

phơ; “anh” Phùng Công Khải trong

suốt 5 năm Hội nghị Paris đã in ấn tài

liệu của hai đoàn đàm phán bất luận

lúc nào, ngày hay đêm để kịp phục vụ,

và nhiều người khác nữa trong các

giới phụ lão, công nhân, công thương.

Từ điều kiện công tác trong Hội

Liên hiệp trí thức Việt Nam tại Pháp, tôi

được dịp tiếp xúc nhiều trí thức như

ông Hoàng Xuân Hãn, ông Nguyễn

Văn Phúc, nhạc sĩ Trần Văn Khê và

nhiều Giáo sư đại học, nhà nghiên

cứu, kiến trúc sư, bác

sĩ... Bằng những

cách thể hiện khác

nhau, tất cả họ đều

hướng về quê hương,

mong muốn đất nước

hòa bình thống nhất

để đi vào thời kì

xây dựng.

Cho tới nay, có

một điều mà tôi vẫn

thấy xúc động, mặc

dù nửa thế kỉ đã trôi qua, đó là những

năm tháng Việt Nam chìm trong bom

đạn với lời đe dọa sẽ bị đưa trở về

“thời kì đồ đá” lại chính là những năm

tháng nung nấu, thúc giục sự nảy sinh,

sự chín muồi của nhiều tài năng nghệ

thuật kiều bào nổi tiếng như: Điềm

Phùng Thị, Lê Bá Đảng, Nguyễn Thiện

Đạo và nhiều người khác nữa. Phải

chăng, đó là cách riêng của các anh

chị để nói lên tấm lòng gắn bó với quê

hương đất nước, để khẳng định rằng,

bom đạn không thể nào khuất phục

được dân tộc Việt Nam, rằng văn hóa

Việt Nam sẽ trường tồn. Phải chăng đó

đã là chuyện của ngày hôm qua, của

thì quá khứ? Tôi không nghĩ như vậy.

Trả lời của Phạm Quỳnh Anh, ca sĩ Bỉ

gốc Việt đã hát rất thành công bài

Bonjour Vietnam

(sáng tác của Marc

Lavoine), với báo Tuổi trẻ tháng

11/2008 có một cái gì rất chân thật và

sâu sắc: “Tôi hát

Bonjour Vietnam

khi

chưa biết gì về Việt Nam và cảm nhận

về quê cha đất tổ khá mơ hồ. Tôi hát

với tình cảm xa lạ, gần gũi lẫn lộn. Nay

về Việt Nam được nhìn, được cảm

nhận, được lắng nghe..., tôi tin mình sẽ

hát

Bonjour Vietnam

với cảm xúc hoàn

hảo hơn, hay hơn”.

Chân thật vì xuất

phát từ đáy lòng. Sâu sắc vì cho thấy

ở thời buổi toàn cầu hóa, cho dù có là

công dân toàn cầu, trong mỗi người

đều có một quê hương.

Được biết, hai người con

của Giáo sư đều về Việt Nam sống

và làm việc. Ông nghĩ như thế

nào về vai trò của những người

trẻ đóng góp cho quê hương,

đất nước?

Về nước hay ở lại nước ngoài, ở

lại trong nước hay ra nước ngoài,

tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đó là

quyết định của mỗi người, mỗi gia

đình. Riêng phần mình, về nước đã

bốn mươi hai năm, tôi vẫn thấy thật

hạnh phúc khi được vừa là khán giả,

vừa là diễn viên tại quê hương mình,

chứng kiến sự thay da đổi thịt, vượt

qua các khó khăn và lớn lên hàng ngày

của đất nước. Là một người làm khoa

học với những hiểu biết đã tích lũy

được, tôi tự thấy có bổn phận tiếp tục

cống hiến trước những gì mà đất nước

đang và sẽ phải đối diện, đương đầu.

Sau mười lăm năm làm đại biểu Quốc

hội, mặc dù đã về hưu, tôi tự cảm thấy

mình có trách nhiệm đối với cử tri để

mỗi đồng tiền ngân sách nhà nước

được sử dụng có hiệu quả. Việc tôi tiếp

tục sống ở Việt Nam xuất phát từ suy

nghĩ và tâm thế như vậy.

Với tôi, tham gia phong trào Việt

kiều yêu nước tại Pháp và là đại biểu

Quốc hội là những quyết định của

Một

thời và mãi mãi

.

Trân trọng cảm ơn Giáo sư!

THU HÀ - NGỌC MAI

(Thực hiện)

Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân

TRONG MỖI NGƯỜI ĐỀU CÓ...

Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Trí thức Việt Nam

tại Pháp

(GS.TS

Nguyễn Ngọc Trân đứng hàng

đầu có dấu X)

(Tiếp theo trang 21)

Kiều bào đến mừng ngày ký kết

Hiệp định Paris về Việt Nam ngày 29/1/1973

tại Kleber, thủ đô Paris cộng hoà Pháp

ĐỐI THOẠI