Table of Contents Table of Contents
Previous Page  21 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 21 / 92 Next Page
Page Background

21

nước, lớn dần lên từ nội dung đến tổ

chức. Từ các nhóm “Sách cho Việt

Nam” (Livres pour le Vietnam) do sinh

viên Pháp thành lập tại các trường đại

học để ủng hộ Việt Nam, đã hình thành

các “Ủy ban Việt Nam” (Comité

Vietnam), và “Ủy ban hợp tác khoa học

kĩ thuật với Việt Nam” (Comité de

Coopération Scientifique et Technique

avec le Vietnam, CCSTVN). Hội Hữu

nghị Pháp - Việt Nam (AAFV), các tổ

chức công đoàn, Liên hiệp các kĩ sư,

cán bộ kĩ thuật và kĩ thuật viên, (UGICT

thuộc Công đoàn CGT) cũng đã có

những hoạt động ủng hộ nhân dân Việt

Nam ngày càng mạnh mẽ.

Khi chính quyền Mỹ mở rộng sự

can thiệp sang Lào và Campuchia,

phong trào cũng xem việc vận động,

phối hợp hành động và đoàn kết sinh

viên, trí thức hai nước bạn là một

nhiệm vụ.

Trong giai đoạn từ năm 1968 -

1973, xin ông cho biết những thời

khắc nổi bật đã tăng thêm nguồn

sinh lực cho phong trào của Việt

kiều tại Pháp trong khoảng thời

gian đó?

Bản thân sự có mặt của hai đoàn

đàm phán tại Paris đã là một sự cỗ vũ

lớn lao. “Không có gì quý hơn Độc lập,

Tự do”, tiếng nói của Việt Nam, chân lí

này đã có âm hưởng ngày càng tích

cực không chỉ trong dư luận thế giới,

mà còn trong chính kiều bào và chúng

tôi thấy có bổn phận làm cho nó vang

vọng hơn nữa, xa hơn nữa.

Tham dự cuộc hội thảo quốc tế

“Đạo lí trong cuộc chống chiến tranh ở

Việt Nam” tổ chức ở London năm 1972,

tôi thật sự xúc động khi nghe nhiều diễn

giả là những triết gia, những người đã

đoạt giải thưởng Nobel chia sẻ chân lí

đó theo cách của họ: “Ủng hộ và giúp

nhân dân Việt Nam là một yêu cầu của

đạo lí, để đô-la và vũ khí không trở

thành chân lí và văn minh của nhân

loại!”. Có thể khẳng định rằng, những

năm tháng phục vụ hai đoàn đàm phán

tại hội nghị Paris là khoảng thời gian vô

cùng quý báu, qua đó phong trào lớn

mạnh thêm và mỗi chúng tôi tiếp thu

được những bài học trong công tác, tích

lũy được một vốn sống vô giá.

Cuối năm 1965, Hội Liên hiệp sinh

viên tại Pháp được thành lập. Tháng

11/1968, Hội Liên hiệp Trí thức Việt

Nam tại Pháp ra đời. Các hội Liên hiệp

Phụ lão, Công nhân, Công thương và

cuối cùng, tháng 5/1969, Hội Liên hiệp

Việt kiều tại Pháp được thành lập. Năm

1969, phong trào Việt kiều ở Pháp may

mắn lớn nhận được ảnh Bác Hồ và hai

thư của Bác. Tháng 1/1969, Bác đã

gửi thư thăm hỏi kiều bào. Tiếp đó là

Thư chào mừng Bác gửi nhân dịp đại

hội thành lập Hội Liên hiệp Việt kiều tại

Pháp tháng 5/1969. Đọc thư Bác, trong

tâm trí kiều bào, không ai không nhớ

Bác chính là người đã khai sinh ra Hội

những người Việt Nam

yêu nước tại Pháp

đúng 50 năm trước và

những lời Bác dặn,

đoàn kết và đừng quên

rằng ở mỗi người, lòng

yêu nước như một hòn

than cháy đỏ hoặc âm

ỷ: “Anh chị em trí thức,

sinh viên và công nhân

gắng sức học tập, nắm

vững khoa học kĩ thuật

tiên tiến của thế giới để

sau này về nước góp

phần vào công cuộc xây dựng Tổ quốc

ta mau chóng trở thành một nước

giàu mạnh”.

Tại sao Giáo sư lại chọn con

đường về nước năm 1976? Quyết

định đó đã được cân nhắc và lựa

chọn như thế nào?

Việc tôi và gia đình về nước năm

1976 phù hợp với tâm nguyện từ khi tôi

đặt chân lên đất Pháp. Tháng 7/1976,

đang lúc nghỉ hè ở miền Nam nước

Pháp cùng gia đình, tôi nhận được

điện tín của Đại sứ quán gọi gấp về

Paris có việc cần. Đồng chí Đại sứ đã

đưa cho tôi xem điện từ trong nước gửi

khẩn sang và đồng chí cho biết đây là

điện thứ hai vì đồng chí đã trả lời điện

thứ nhất mấy ngày trước là tôi chưa

thể về nước trong lúc này. Điện yêu

cầu tôi cần có mặt ở trong nước cho

kịp khai giảng năm học mới vào đầu

tháng 10/1976. Tôi kính nhờ đồng chí

Từ năm 1976 - 1980, TS Nguyễn Ngọc Trân giảng dạy ở Trường Đại học Tổng

hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 5/1980, ông được phong Giáo sư. Từ 1980

đến năm 1992, ông là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.

Từ 1983 - 1990, được Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng Võ Nguyên

Giáp cử làm Chủ nhiệm chương trình khoa học cấp Nhà nước “Điều tra cơ bản

tổng hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Ông là thành viên Hội đồng Chính

sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính

phủ từ năm 1992 đến 2017.

(Xem tiếp trang 22)

THU HÀ - NGỌC MAI

Bức ảnh Bác Hồ gửi tặng kiều bào Pháp

tháng 1 năm 1969

GS.TS

Nguyễn Ngọc Trân phát biểu tại Đại hội thành lập

Hội người Việt Nam tại Pháp, ngày 24 - 25/4/1976