Table of Contents Table of Contents
Previous Page  5 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 5 / 64 Next Page
Page Background

5

giữa các chính phủ và được quốc hội

các nước phê chuẩn.

Ngày 27/7/1953, DMZ được thành

lập như là một phần trong hiệp định

đình chiến giữa Triều Tiên, quân tình

nguyện Trung Quốc và Bộ Tư lệnh Liên

hợp quốc. Tuy nhiên, hiệp ước hòa

bình chưa bao giờ được kí. DMZ là địa

điểm minh chứng sống động của thời kì

chiến tranh lạnh.

“KẾT THÚC CHIẾN TRANH, BẮT

ĐẦU CHO SỰ HOÀ HỢP”

Từ lâu, DMZ vốn được coi là vùng

đất bất đắc dĩ bị cô lập và bất khả xâm

phạm. Đây cũng là địa điểm thu hút sự

quan tâm đặc biệt của nhiều du khách

nếu có dịp đặt chân tới Hàn Quốc và

cả Triều Tiên.

Nhiều du khách có dịp tới thăm

quan DMZ, nhưng có một địa điểm ít

người được trải nghiệm, đó là trại quân

sự của quân đội Mỹ - Camp Greaves.

Nằm cách đường biên giới phía Nam

của khu phi quân sự giữa Triều Tiên và

Hàn Quốc, tại khu kiểm soát dân sự

Paju, Camp Greaves từng là nơi đóng

quân của binh sĩ Mỹ trong hơn nửa thế

kỉ qua, từ khi xảy ra chiến tranh Triều

Tiên (1950 - 1953). Có thời kì, số quân

nhân đóng tại Camp Greaves lên tới

700 người. Từng lán trại kiến trúc đặc

trưng quân đội Mỹ rêu phong, từng

trạm gác phủ bụi thời gian và những

hàng rào thép gai lạnh lẽo, tất cả vẫn

giữ nguyên dấu vết của thời gian.

Năm 2004, Camp Greaves được

quân đội Mỹ trao trả cho phía Hàn

Quốc. Sau nhiều năm bị bỏ hoang,

năm 2014, tỉnh Geyonggi được Chính

phủ cho phép cải tạo một phần khu vực

doanh trại thành điểm du lịch. Trung

tâm trải nghiệm DMZ Camp Greaves

đã chính thức mở cửa cho công chúng

và trở thành điểm du lịch mới mẻ, hấp

dẫn cho những ai yêu nghệ thuật cũng

như muốn tìm hiểu về chiến tranh

Triều Tiên.

NƠI VƯỢT QUA NỖI ĐAU CỦA

CHIẾN TRANH VÀ SỰ CHIA CẮT

Theo dự án văn hoá và nghệ thuật

năm 2016 của chính quyền tỉnh

Gyeonggi, Trại quân đội Mỹ Camp

Greaves được cải tạo một phần thành

phòng triển lãm, nơi tổ chức các sự

kiện văn hoá trải nghiệm cho giới trẻ

Hàn Quốc.

Khu trưng bày những bức ảnh lịch

sử những ngày đầu của phái đoàn

NNSC, khu DMZ và JSA những năm

1950. Từng bức ảnh quý giá của cá

nhân những nhân chứng của thời kì

chia cắt đã được giới thiệu tới công

chúng. Năm 1951, hơn 1.500 trẻ em

mồ côi Bắc Triều Tiên đã được đưa

sang Ba Lan dưới sự đề nghị của Chủ

tịch Kim Il, nhằm vượt qua khó khăn

của chiến tranh Triều Tiên. Tại Ba

Lan, họ được các bác sĩ, giáo viên, y

tá chăm sóc trong điều kiện tốt nhất và

được coi như con cái trong gia đình.

Năm 1959, những đứa trẻ Bắc Hàn

được đưa trở lại quê hương khi chiến

tranh hai miền Triều Tiên tạm

đình chiến.

Nhà tổ chức cho biết: “Dù là một

khu phi quân sự, nhưng những hoạt

động tổ chức cho giới trẻ tại đây sẽ

giúp các em hiểu hơn về lịch sử chia

cắt hai miền đất nước, giá trị của hòa

bình và hướng tới hòa hợp”. Con cháu

của chúng tôi có thể chưa cảm nhận

sâu sắc về sự thống nhất, nhưng thế hệ

tôi và cha mẹ lại mong chờ sự thống

nhất hai miền. Chúng tôi còn những

người thân bên đó, nhưng thời gian

thì không thể chờ đợi. Hơn ai hết, tôi

và cha mẹ mình mong tới ngày không

còn ranh giới của sự chia cắt”- Chị

Christine, hướng dẫn viên Hàn Quốc

chia sẻ thêm.

Điểm nhấn của Camp Greaves là

du khách tới đây có thể lưu trú qua đêm

tại khu Trung tâm trải nghiệm DMZ -

Youth Hostel. Đặc biệt, với ai yêu thích

bộ phim Hàn Quốc -

Hậu duệ Mặt trời

thì không thể bỏ qua điểm đến thú vị

này. Camp Greaves là một trong những

địa điểm được chọn làm phim trường

của bộ phim.

T. HÀ

TỚI THĂM CAMP GREAVES LÀ

MỘT PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG

TRÌNH HỘI NGHỊ NHÀ BÁO THẾ

GIỚI CHỦ ĐỀ VỀ HOÀ BÌNH TRÊN

BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TẠI HÀN

QUỐC. HỘI NGHỊ CÓ SỰ THAM DỰ

CỦA 64 NHÀ BÁO ĐẾN TỪ 51

QUỐC GIA. VỚI TƯ CÁCH LÀ

PHÓNG VTV DUY NHẤT THAM

DỰ HỘI NGHỊ, BTV THU HÀ ĐÃ CÓ

NHIỀU CẢM XÚC KHI ĐƯỢC ĐẶT

CHÂN TỚI KHU PHI QUÂN SỰ

ĐƯỢC CANH GÁC NGHIÊM NGẶT

NHẤT THẾ GIỚI NÀY.

Một góc Camp Greaves

Trại quân đội Mỹ Camp Greaves đã được cải tạo và trở thành

các phòng triển lãm, nơi tổ chức các sự kiện văn hoá

Những lời nguyện cầu hòa

bình, thống nhất được người

dân Hàn Quốc và du khách

treo ở công viên Imjingak