Previous Page  16 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 16 / 92 Next Page
Page Background

16

Mảnh đất Nam Bộ là nơi có

nhiều dân tộc sinh sống, trong

đó có dân tộc Khmer. Vì sao

qua bao thăng trầm văn hóa

Khmer vẫn tồn tại và giữ được

nét độc đáo riêng? Chia sẻ của

PV Nguyễn Vân - Ban Khoa giáo

sau hành trình làm phim

Việt

Nam - đất nước - con người

sẽ giúp

chúng ta có được câu trả lời.

N

ói đến kiến trúc chùa tháp

không thể không nhắc tới

nghệ thuật kiến trúc của người

Khmer. Ở đâu có người Khmer thì hầu

hết tại những phum, sóc lớn đều có sự

hiện diện của những ngôi chùa Khmer.

Để bắt đầu hành trình làm phim

Việt

Nam - đất nước - con người

, chúng

tôi ngược dòng thời gian trở lại năm

1946 với câu chuyện về cố Đại lão Hòa

thượng Lâm Em. Khi tìm đất để xây

dựng ngôi chùa Khmer đầu tiên tại Nam

Bộ, không biết do duyên số trời định thế

nào, ngài đã quyết định dừng chân bên

bờ kênh Nhiêu Lộc, ngay giữa trung tâm

TP. Hồ Chí Minh. Ngôi chùa được dựng

lên lấy tên là Chantarangsay, mang trên

mình những dấu ấn đặc trưng về kiến

trúc và không gian thờ tự.

Kiến trúc chùa Khmer tạo ấn tượng

với ekip làm phim chúng tôi ngay từ

những hàng rào, cánh cổng và bức phù

điêu cầu, tráng lệ. Những bức phù điêu

ấy có khi mô phỏng về cuộc đời quá khứ

tu hành của đức Phật, cũng có khi mô

tả câu chuyện trong dân gian hay trong

cuộc sống thường ngày của cộng đồng

Khmer, với bao thăng trầm biến cố của

lịch sử. Những hàng rào kiên cố tuy có

vẻ như ngăn cách giữa đời và đạo, giữa

thế giới tu hành và thế giới phàm tục

bên ngoài nhưng được trang trí bằng

những bức phù điêu sinh động nên vẫn

toát lên sự gần gũi.

Bước qua cổng chính của ngôi chùa

là tòa chính điện, được coi là linh hồn

của cụm kiến trúc chùa Khmer. Chính

điện là nơi thờ phụng đức Phật, là phần

kiến trúc quan trọng nhất của ngôi chùa

Khmer. Tại khu thờ chính là những bức

tượng đức Phật được xếp thành 5 tầng

từ thấp đến cao, từ lớn đến nhỏ, mỗi

tầng là một tư thế tu hành của đức Phật.

Trong gian chính điện, các bức tường

đều được trang trí bằng nghệ thuật hội

họa mô tả về cuộc đời đức Phật từ khi

sinh ra tới lúc tu hành đắc đạo. Đây là

những tác phẩm nghệ thuật mang dấu

ấn tôn giáo và tâm linh được thực hiện

bởi đôi bàn tay tài hoa của nghệ nhân

Khmer. Chính vì thế, khi bước vào ngôi

chính điện của chùa, chúng tôi có cảm

giác như được trút bỏ tất cả những ưu tư

phiền muộn, những bon chen ganh đua,

để được sống những giây phút tịnh tâm

thanh thoát trong tâm hồn, với tinh thần

từ bi hỉ xả, như lạc vào một thế giới tâm

Đi tìm văn hóa Khmer

giữa lòng Nam Bộ

VTV

Nhật kí

phóng viên