Previous Page  17 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 17 / 92 Next Page
Page Background

17

linh hoàn toàn khác với thế giới

trần tục.

Tuy nhiên, người Khmer quan

niệm chùa không những là nơi để

tu, để thờ mà còn là nơi bảo tồn văn

hóa, là trung tâm giáo dục nên các

gia đình Khmer thường gửi con trai

vào chùa để vừa rèn luyện đạo đức,

vừa học chữ nghĩa, kinh sách, tu

rèn đạo đức, trả hiếu cho cha mẹ.

Trong sách của người Khmer có

câu: “Người không được tu trong

chùa là người có nhiều tội lỗi trong

đời sống”. Cho nên người con trai

Khmer được xem là đủ tư cách,

phẩm hạnh đều phải trải qua thời gian

tu học ở chùa. Người Khmer tự nguyện

đến chùa, coi đó là việc làm cao cả. Đi

tu không phải để thành Phật mà đó là cơ

hội tốt để học đạo lí, đức hạnh, để làm

người tốt.

Sau gần 100 năm tồn tại và phát

triển, có thể nói, việc gìn giữ và bảo tồn

được ngôi chùa to đẹp, lộng lẫy như

chùa Chantarangsay nằm giữa thành phố

mang tên Bác là một niềm tự hào sâu

sắc của người Khmer.

Bên cạnh vẻ đẹp kiến trúc, ẩm thực

cũng là một nét văn hóa truyền thống

của người Khmer ở Nam Bộ vẫn được

duy trì, phát triển cho đến ngày nay.

Du nhập vào Việt Nam từ những năm

1970, trải qua hai thế hệ nhưng đặc sản

Khmer giữa lòng Sài Gòn vẫn luôn đắt

khách. Mặc dù quy mô không lớn, lại

nằm trong hẻm nhưng chợ ở đây không

hề thiếu những đặc sản nổi tiếng mang

nguồn gốc của đất nước chùa Tháp. Văn

hóa ẩm thực của người Khmer hết sức

phong phú và đa dạng. Từ các món ăn

trong sinh hoạt thường ngày đến các

món ăn trong các dịp lễ Tết, giỗ chạp

đều thể hiện sự ứng xử của con người

đối với môi trường thiên nhiên. Họ lựa

chọn thức ăn có nguồn gốc từ tự nhiên,

chế biến và sáng tạo ra nhiều món ăn

khác nhau. Đến nay, đồng bào Khmer đã

có một danh sách dài về các món ăn đặc

trưng. Trong đó, có các món tiêu biểu

như: mắm bò hóc, canh som lo, đường

thốt nốt, cá khô, lạp xưởng… Điều đặc

biệt của ẩm thực Khmer tại đây là tất cả

các món ăn, nguyên vật liệu đều được

giữ nguyên công thức nấu và được nhập

từ Campuchia về mỗi ngày. Các món

ăn của người Khmer tuy không cầu kì

nhưng mang trong nó cả tâm tình của

người nấu, giản dị nhưng tinh tế, thanh

dịu nhưng vẫn đậm đà.

Num bo chóc là tên gọi của một loại

bún với mắm bò hóc nổi tiếng của xứ

chùa Tháp cũng được người dân nơi

đây yêu thích. Mới nghe tên gọi chúng

tôi cũng hơi e ngại nhưng khi ngửi

mùi thơm của nước dùng thì tất cả đều

không thể cưỡng lại. Hương thơm của

sả và trái chúc hòa cùng với mắm bò

hóc đã làm nên nước dùng có vị ngọt

đậm đà mà lại chua thanh rất đặc trưng.

Cùng với món bún cá num bo chóc, các

loại chè nấu với công thức nguyên bản

của người Khmer cũng được coi là đặc

sản níu chân du khách. Vì thế, chúng

tôi đã tìm đến chợ Lê Hồng Phong, nơi

có nhiều quầy bán chè Khmer nguyên

bản. Những quán chè nhỏ nhưng có tuổi

đời gần 40 năm. Người bán luôn tay

múc các loại chè phục vụ thực khách.

Chè hột me, chè bí chưng, xôi xiêm,

chè trôi nước… mỗi loại chè lại mang

một hương vị riêng, tất cả đều được nấu

bằng đường thốt nốt cho vị ngọt thơm tự

nhiên.

Có thể nói, quá trình cộng cư lâu

dài, sự hòa quyện của văn hóa hai dân

tộc Kinh và Khmer đã tạo nên nét độc

đáo trong đời sống văn hóa, tâm linh,

ẩm thực của cả dân tộc. Với những

người làm chương trình

Việt Nam - đất

nước - con người

, điều này không chỉ

thể hiện sự gắn bó keo sơn, nghĩa tình

trong cuộc sống, mà còn góp phần làm

phong phú, đa dạng thêm văn hóa của

mảnh đất phương Nam.

Nguyên Trang

(Ghi)

Ảnh:

Chương trình cung cấp

BTV Cẩm Vân tìm hiểu về ẩm thực Khmer

Người con trai Khmer

trải qua thời gian

tu học chùa

Chantarangsay

Món bún Num bo chóc