Previous Page  17 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 17 / 92 Next Page
Page Background

17

bầu. Tôi được trở lại với cảm xúc trộn rộn,

xao xuyến trong lòng. Tôi yêu âm nhạc

dân tộc Việt Nam mình, tôi yêu đàn bầu,

cây đàn đặc biệt mang bản sắc văn hoá

riêng biệt của người Việt. Khi tôi chơi đàn

bầu ở bất cứ đâu cũng nhận được sự yêu

mến đặc biệt. Tôi tin là những ai một lần đi

xem và nghe đàn bầu sẽ “nghiện”. Điều đó

được thể hiện rất rõ trong chuyến đi vừa

rồi khi tôi biểu diễn trước rất nhiều người

Việt ở nước ngoài.

Có lần chị đã từng nói rằng, đời

người như trà thì cuộc sống phải như

nước, nước có thể biến trà từ đắng

thành ngọt, và gian khó của đời người

có thể tôi luyện chúng ta để đi đến bước

đường thành công. Không nếm vị đắng

làm sao biết thưởng thức cái ngọt?

Không từng chịu khổ thì sao có động

lực để vươn lên? Thời điểm này chắc

hẳn chị thấm thía hơn suy nghĩ ấy?

Nếu có thể thuận theo tự nhiên, nước

chảy thành dòng, chúng ta mới tận hưởng

được trọn vẹn đời người. Trải qua sự đắng

chát của những thử thách khó khăn, chúng

ta khám phá dòng chảy linh hoạt và tự tại.

Có như vậy, nhân sinh mới có thể họa lớn

hóa nhỏ, gặp nhiều phúc phần may mắn

hơn. Càng linh hoạt muôn hình muôn vẻ

như nước, chúng ta càng học được cách

thích nghi với những hoàn cảnh đổi thay.

Vì thế, chúng ta giữ cho lòng mình bình

thản, an yên giữa thế gian rối ren phiền

nhiễu chính là cách tốt nhất để giữ gìn

cuộc sống của bản thân. Ngay cả khi lòng

người bạc bẽo, nhân tình ấm lạnh, thế thái

hợp tan, nhân sinh của chúng ta vẫn chỉ

trôi đi một cách thanh tịnh đơn giản như

mây bình thản, như nước thong dong. Để

ngày tháng lặng lẽ, nấu một ấm trà, ngồi

ngắm gió mưa. Đúng là càng có tuổi, tôi

càng cảm nhận rõ sâu sắc điều ấy.

Tôi thấy chị luôn say sưa với

những kí ức đẹp của tuổi thơ. Chị có

thể chia sẻ thêm với độc giả? 

Đó là những năm tháng chiến tranh,

bom đạn, mẹ tôi, một thủ thư, với đôi

quang gánh một bên là con, một bên là

sách để đi sơ tán. Tôi là con út trong gia

đình, được mẹ rất cưng chiều. Cha tôi

trước đây là Giám đốc Bảo tàng Kim Liên

tại Nam Đàn. Gia đình tôi là gia đình trí

thức nghèo, đông con, nên vườn rau lang

của mẹ không bao giờ kịp trổ mầm cho

chúng tôi hái. Những năm sơ tán, mẹ và

tôi ở trong một cái đình làng, bên cạnh

là kho chứa thuốc sâu. Tôi đi học về thì

đi nhặt lá đa khô cho mẹ nhóm lửa nấu

cơm. Cha mẹ mong tôi sau này lớn lên sẽ

học hành chu đáo để trở thành một nhà

giáo, nhưng rồi tôi lại là một ca sĩ. Có

được những thành công như hôm nay, tôi

không quên lời căn dặn của mẹ. Tôi thầm

cảm ơn mẹ vì những gì mà tôi có đều là

do mẹ dành cho. Tôi đã quá may mắn bởi

có một người mẹ tuyệt vời. Người không

nắm lấy tay tôi, dắt tôi bước qua mọi khó

khăn, dông bão trong cuộc đời nhưng dạy

tôi cách để tự mình bước qua. 

Trò chuyện với chị, có cảm giác,

chị vừa có sự thoải mái trong tư tưởng

của một người hiện đại, vừa có sự cực

đoan đến tuyệt đối trong công việc? 

Tôi luôn thích sự bình thản, nhất là

hiện tại. Không tuân theo quy chuẩn nào,

cũng chẳng phải gồng mình bảo thủ với

ai. Tôi sống một cách vô cùng thoải mái,

nhưng gọt giũa sản phẩm nghệ thuật

của mình với sự khắt khe của một nghệ

nhân. Với tôi, nghệ thuật là trải nghiệm,

là cuộc chiến với chính bản thân mình,

nhưng vẫn phải… chiều khách. Và thực

tế đã chứng minh, với mỗi nghệ sĩ, con

đường để thành công rất cần sự dấn

thân và thoả hiệp.

Sự thành công trong nghệ thuật

rất mơ hồ, vậy sau chặng đường dài,

chị có nghĩ mình đã thành công? Với

chị, thất bại lớn nhất của một nghệ sĩ

là gì?

Hãy để khán giả và đồng nghiệp

đánh giá sự thành bại của một nghệ sĩ,

như vậy mới khách quan. Tôi rất sợ kiểu

làm nghệ thuật tự phong, chứ mọi người

không thừa nhận điều đấy. Vì vậy, không

gì thay thế được sự ghi nhận của xã hội

với nghệ sĩ. Với tôi, thất bại lớn nhất là

sự bỏ cuộc. Bạn có đam mê, bạn có khát

vọng làm một điều gì đó nhưng giữa

chừng bỏ cuộc, thì đó là thất bại lớn nhất

của cuộc đời con người. Để thành công

trong nghệ thuật, chúng ta không thể

nào chống lại một thứ: đó là số đông. Số

đông quyết định tất cả. Nhiều người có

xu hướng chống lại đám đông, nhưng tôi

thấy có nhiều nghệ sĩ tài năng và được

xã hội ghi nhận, cái giỏi của họ là làm

cho đám đông nghĩ rằng họ theo đám

đông, nhưng đám đông lại theo cái mà

họ dẫn dắt, theo tôi đó là bậc thầy. Cuối

cùng, thành công rất quan trọng, nhưng

thành công phải đi đôi với hạnh phúc vì

đó mới là đích đến của tôi.

Kế hoạch của chị trong thời

gian tới? 

Tôi yêu âm nhạc, thấy mình chỉ

thuộc về nơi đó. Riêng âm nhạc, tôi

không coi là nghề, nó là nghiệp. Trong

năm nay tôi sẽ thực hiện tiếp những dự

án đang ấp ủ và hi vọng khán giả luôn

dành tình yêu cho những đứa con tinh

thần của tôi. 

Xin cảm ơn chị!

Văn Hương

(Thực hiện)