Table of Contents Table of Contents
Previous Page  88 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 88 / 92 Next Page
Page Background

88

DU LỊCH

quanh hồ, các đài phun nước.

Lối kiến trúc độc đáo tinh tế

như một lòng chảo là sự kết

hợp đặc biệt của hồ phun

nước và vườn hoa đem lại cái

nhìn toàn cảnh. Cùng phía

Bắc là nhà ươm cam, cạnh

Petit Luxembourg, Bảo tàng

Luxembourg ở Tây Bắc. Phía

Tây là khu thể thao với 6 sân

quần vợt, chơi bi sắt trên nền

đất, chơi cờ vua dưới mái

che. Phía Đông là dinh thự

Vendôme (nay là Trường Mỏ

Paris) quay ra đại lộ Saint Michel, cổng

vào có kiốt âm nhạc. Vị trí đẹp dành cho

khu vui chơi trẻ em, quầy giải khát, hiệu

sách, trại nuôi ong. Ai đã được nếm mật

ong Luxembourg, hẳn lịm đi vì ngọt,

thơm quá đỗi.

Luxembourg một cảnh giới của vẻ

đẹp diễm lệ đến tình bác ái nhân quần

khi luôn mở rộng cho mọi người, không

phân biệt giai tầng. Đó chính là công

của hoàng đế Napoléon, người anh

hùng của Cộng hòa Pháp, một tướng tài

mang tầm danh nhân văn hóa. Chính

Napoléon cho xây cây cầu sắt duy nhất

bắc qua sông Seine (Pont des Art), lệnh

mở cửa Luxembourg dành cho công

chúng thưởng ngoạn, thư giãn, sau một

số năm bị hầu tước Berry (mua lại khu

vườn) đóng cửa ở đầu thế kỉ 18.

Tình tự nước Ý, Médicis đã cho xây

đài phun nước theo phong cách Phục

hưng. Đài phun nước Médicis (La

Fontaine de Médicis, 1630) thiết kế bởi

Tommaso Francini đến từ Florence,

kinh đô văn hóa Ý thời Phục hưng. Sau

đó, Đài bị đổ nát, may đến năm 1811,

nhờ Hoàng đế Napoléon Bonaparte

(1769 - 1821), đài được phục hồi bởi

kiến trúc sư của Khải hoàn môn Paris -

Jean Chalgrin. Đài được di chuyển đến

vị trí như hiện nay, vào năm 1866, phía

Đông cung điện. Tôi đã sững sờ và ám

ảnh khi đứng trước hồ nước nhỏ lợp lá

vàng rơi, bầy vịt trời hiền lành đang bơi

đùa, tượng điêu khắc sừng sững nhìn

xuống hồ, lưng quay ra hàng rào đại lộ

Saint Michel, diễn tả cảnh ghen tuông

dữ dằn của Polyphemus (con trai thần

Poseudon) đúng là hung thần đang

muốn “nuốt chửng” tình địch và người

vợ phản bội: Acis và Galatea - một kiệt

tác của Auguste Ottin. Miền tiên cảnh là

khu vườn nghệ thuật trong nghệ thuật,

mà những vườn hoa rực rỡ bốn mùa,

những hàng cổ thụ xén tỉa kĩ càng biểu

chứng nghệ thuật làm vườn tinh tế. Cỏ

non không tuổi, cổ thụ trăm năm, thời

gian chuyển mùa bằng sắc lá, độ nên

thơ bất tận đã vào bao bộ phim làm mê

hoặc triệu triệu người xem. Paris là bảo

tàng khổng lồ, vô giá mang sức hút vô

tận của Trái đất mà giới họa sĩ, điêu

khắc gia đến đây là thu “lãi” nhiều hơn

cả, trong đó có “giảng đường - thánh

đường nghệ thuật” Luxembourg. Nếu

đài phun nước Médicis uyển chuyển vẻ

đẹp của thần thoại Hy Lạp ở hồ nhỏ

Đông Bắc khu vườn thì đài Observatoire

ở cuối phía Nam vườn lột tả tình đoàn

kết 5 châu với các thiếu nữ của các

thuộc địa. Vua Louis Philippe ra lệnh

bày 20 tượng Hoàng Hậu và

nhiều phụ nữ nổi tiếng qua

các triều đại ở Pháp và loạt

tượng nghệ sĩ nổi tiếng.

Lịch sử Luxembourg không

thẳng vút như thân cổ thụ.

Cung điện Luxembourg

qua tay nhiều quý tộc, vua

chúa, tới Cách mạng Pháp thì

thành tài sản quốc gia, rồi bị

biến thành xưởng vũ khí, nhà

tù. Thời Đệ nhất đế chế, Vườn

Luxembourg được kiến trúc

sư Jean-Francois-Thérèse

Chalgrin cho bố trí lại, đặt thêm nhiều

tác phẩm điêu khắc, tượng. Hồi Thế

chiến thứ Hai, khi Paris bị quân đội Đức

chiếm đóng, Cung điện bị chiếm làm trụ

sở Bộ tham mưu Không quân Đức,

nhiều tượng bị đem nấu chảy, lô cốt

được đào ngay trong vườn. Khi Paris

được giải phóng, các xe tăng lăn xích

qua vườn từ 19 - 25/8/1944. Trong

vườn hoa cạnh Thượng viện, hiện gắn

biển tưởng niệm những người Công xã

Paris bị xử bắn tại đây ngày 25/5/1871.

Trên thảm cỏ biếc nhung là tượng đôi

nam nữ bán khỏa thân đang âu yếm

nhau rất khoáng đạt, tự do, giữa bầu

trời lộng gió hương thơm, đôi hàng cây

với vòm xanh xén vuông đều tắp.

Khi nô đùa với các em bé Pháp trắng

hồng, bầu bĩnh tóc vàng quăn như thiên

thần tại Vườn Luxembourg yên tĩnh

năm 2011, tôi đã nghĩ nhất thiết có ngày

tôi sẽ đưa các con của mình đến đây.

Vườn Luxembourg thực sự là một thiên

đường khi có những em bé ngây thơ

được đùa vui cười sung sướng reo hát

cùng chim ca, mà mùi hương da trên

má phấn lông tơ của chúng hòa với

hương hoa.

VI THÙY LINH

Ảnh:

TRẦN THU DUNG

LUXEMBOURG

VƯỜN ĐỊA ĐÀNG NƯỚC PHÁP

(Tiếp theo trang 87)

Phía trước cung điện Luxembourg

nhìn ra hồ nước