Previous Page  87 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 87 / 92 Next Page
Page Background

87

Người hướng dẫn viên già hàng ngày

đón tiếp nhiều đoàn khách. Ông nhiệt

tình cầm đèn chiếu vào từng trụ đá,

hướng dẫn du khách tưởng tượng về các

hình thù nhũ đá trong động. Câu chuyện

truyền thuyết được kể trên nhũ đá thật

hấp dẫn, rằng hoàng tử Trọng Hải, con

trai vua Thủy Tề trong một lần dạo chơi

trên dòng sông Chảy thấy một ngọn núi

cao mát lạnh, như có một sức hút kì lạ,

hoàng tử lên núi ngắm cảnh. Tại đây,

chàng đã gặp công chúa Thủy Tiên, một

trong chín nàng công chúa xinh đẹp của

Ngọc Hoàng - vì mê say với cảnh sắc của

vùng Thác Bà sông Chảy mà thường trốn

vua cha xuống trần gian ngắm cảnh. Sau

nhiều lần hẹn hò, tình yêu của họ bắt đầu

nảy nở, không thể rời xa nhau. Vua Thủy

Tề và Ngọc Hoàng đã làm nên hang động

ngay tại đây để hoàng tử Trọng Hải và

công chúa Thủy Tiên chung sống. Vì vậy

mà tất cả những cảnh quan trong hang

động đều gắn liền với câu chuyện tình

của hoàng tử Trọng Hải và công chúa

Thủy Tiên. Và cũng chính vì lẽ đó mà

hang động này có tên là Thủy Tiên Sơn

Động.

Leo tiếp đến cửa động cao, bạn sẽ

được ngắm nhìn dòng sông Chảy như dải

lụa mềm uốn lượn theo triền núi, cạnh

những bản làng trù mật với ruộng nương

tươi tốt, thấp thoáng nếp nhà sàn mộc

mạc. Hồ Thác Bà cũng lôi cuốn du khách

bởi bản sắc văn hóa đậm đà của cộng

đồng người Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù

Lá, Cao Lan... sinh sống ven hồ. Hàng

năm, họ cùng nhau tổ chức những lễ hội

đặc sắc như: lễ mừng cơm mới khi tiết

trời sang thu, lễ cấp sắc đặc trưng vùng

Tây Bắc, lễ Tết nhảy với các điệu múa

dân gian truyền thống... Đến thăm bản

làng sẽ là dịp để bạn hòa cùng cuộc sống

của người dân bản địa và thưởng thức

những món ngon được chế biến từ các

loài thủy sản đặc trưng xứ này như các:

cá lăng, cá quả, cá trạch, cá bò... cùng

cơm lam, nộm hoa chuối rừng, nộm tôm,

thịt gà nấu măng chua... với hương vị

rất riêng. Theo văn hoá của người Dao,

mọi người ngồi ăn quây quần thành vòng

tròn trên nền nhà, các món ăn được bày

ở giữa.

Tham quan hồ Thác Bà, du khách

không thể không ghé thăm công trình

đập thủy điện cao hàng trăm mét sừng

sững vươn từ dãy núi Chàng Rễ sang tận

chân núi Cao Biền, là niềm tự hào của

người dân Yên Bái. Đây là đứa con đầu

lòng của ngành thuỷ điện Việt Nam, nhà

máy thuỷ điện được xây dựng đầu tiên ở

miền Bắc nước ta trong thời kì quá độ đi

lên Chủ nghĩa xã hội với sự giúp đỡ xây

dựng của nhà nước Liên Xô cũ.  Tại đây

cũng có hướng dẫn viên rất tận tình đưa

du khách đi thăm các tổ máy nằm dưới

lòng đất. Ngay phía trên đập là ngôi đền

Thác Bà hay còn gọi Mẫu Thác Bà dựa

vào lưng núi Hoàng Thi. Đứng từ sân

đền, du khách có thể phóng tầm nhìn bao

quát đập thủy điện và cả một vùng trời

nước mênh mông với thiên nhiên hùng

vĩ của vùng đất giao thoa giữa miền Tây

Bắc và Trung du Bắc bộ…

Khám phá hồ Thác Bà, du khách còn

có những trải nghiệm lí thú, tham gia vào

những trò chơi nước thú vị và mới lạ ở

miền non nước này như: đi xe máy nước,

lướt ván bằng canô kéo, canô kéo diều

bay, canô kéo chuối, bập bênh nước, nghỉ

chân trên ngôi nhà sàn, hướng ra mặt hồ

Thác Bà, đón những cơn gió trong lành,

ngắm nhìn đảo cây in bóng nước hồ

Thác, những chiếc thuyền nan êm ả mái

chèo chở đầy sản vật… Bạn cũng có thể

thuê xe đạp để tham gia một tour

khám

phá nhỏ ven hồ và len lỏi vào từng con

đường đất trong bản làng. Với những

điểm du lịch cộng đồng thế này, ở cùng

nhà dân là dịch vụ lưu trú được ưu tiên

hơn cả. Còn gì tuyệt vời hơn việc được

trải nghiệm cảm giác ở nhà của người

dân tộc bản địa.

Bài và ảnh:

Mai Chi