Previous Page  82 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 82 / 92 Next Page
Page Background

82

VTV

nhỏ

to

Gạn đục khơi trong

Vừa qua, tại hội thảo với chủ đề

Dạy

con từ những điều tốt đẹp trong quá khứ

,

nhà nghiên cứu lịch sử, Tiến sĩ Bùi Trân

Phượng cho rằng, văn hóa và bản sắc

Việt với những điều tốt đẹp được hun

đúc và gìn giữ hàng ngàn năm. Xã hội

Việt Nam ngày xưa dựa trên căn bản đạo

đức. Đây là cái gốc để hình thành nhân

cách tốt của mỗi con người và rộng ra

là của một xã hội văn minh. Văn hóa

đa thần, gió cũng là thần, cỏ cây cũng

là thần… giúp con người có tình yêu

thương bao la với vạn vật xung quanh.

Cách giáo dục của người Việt xưa có

mục tiêu dạy con nên người, coi trọng

đạo đức, lễ giáo, tình nghĩa, chăm chỉ

lao động, lễ phép, biết yêu thương đùm

bọc lẫn nhau. Người Việt chú trọng hi

sinh lợi ích của bản thân, vì lợi ích gia

đình, dòng họ, coi trọng thứ bậc và trách

nhiệm. Cha mẹ sống có trách nhiệm với

con cái và con phải hiếu thuận với bố

mẹ. Nhờ điều này mà gia đình người Việt

gắn kết với nhau hơn. Người phương Tây

khi về già phải vào viện dưỡng lão, trong

khi người già ở nước ta thường được

con cái chăm sóc và phụng dưỡng. Qua

đó, có thể thấy rằng, cách dạy con theo

truyền thống của người Việt là rất nhân

văn. Điều mà thế giới hướng đến chính

là quan niệm hài hòa với tự nhiên thay vì

quá ham mê chinh phục, là sự duy trì trật

tự, nền nếp trên cơ sở yêu thương trên

kính dưới nhường thay vì bạo lực. Hơn

nữa, những giá trị nhân văn phổ biến

như đức hi sinh, lòng hiếu thảo, lòng biết

ơn… là những giá trị chung mà khắp nơi

trên thế giới đều mong muốn.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Bùi Trân

Phượng, cũng có những quan niệm

không còn phù hợp với thời đại hiện nay

nữa, như quan niệm “Cha mẹ đặt đâu

con ngồi đấy”. Xã hội Việt Nam chịu

ảnh hưởng rất nhiều từ Nho giáo, cha mẹ

với con cái luôn là tâm thế giữa người

lớn và người nhỏ. Trong gia đình Việt

Nam truyền thống, cha mẹ thường có xu

hướng quyết định cuộc đời con. Từ quyết

xem con sẽ ăn gì, mặc gì, học trường nào

cho đến cả việc quyết định con… thích

gì, nên yêu ai sau này. Tư tưởng “độc

tài” này là một trong những nguyên nhân

khiến trẻ trở nên thụ động, mất khả năng

sáng tạo, tự chủ, cũng không được nói

lên quan điểm của bản thân mình. Tiến

sĩ Phượng khuyên các bậc phụ huynh

nên tỉnh táo và biết “gạn đục khơi trong”

để tìm ra một phương pháp dạy con phù

hợp nhất. Bất cứ phương pháp nào cũng

có ưu điểm và khuyết điểm của nó, thấy

cái nào có lợi nhất, dễ làm nhất trong

điều kiện của mình, phù hợp nhất với con

mình thì lựa chọn. Đừng lựa chọn một

kiểu nào đó chỉ vì trào lưu xã hội, cũng

như đừng máy móc cứng nhắc trong khi

con mình đang phát triển từng ngày.

Làm cha mẹ thức tỉnh

Cũng trong buổi hội thảo, Thạc sĩ

Lương Ngọc Tiên, chuyên gia trong lĩnh

vực giáo dục cảm xúc đã đưa ra khái

niệm “làm cha mẹ thức tỉnh”. Thạc sĩ

Tiên nhấn mạnh, có con là cơ hội lớn

nhất để chúng ta thay đổi bản thân.

Chính vì vậy, làm cha mẹ cũng cần phải

học, cần có chiến lược và mục tiêu cụ

thể. Không thể giáo dục con cái dựa vào

cảm xúc nhất thời của bản thân. Để có

thể thực sự kết nối có hiệu quả với con,

ta phải sẵn sàng đối mặt và giải quyết các

vấn đề của bản thân bắt nguồn từ cách

mà bản thân ta được nuôi dạy. Về phía

những người làm cha mẹ, khi nuôi dạy

con theo kiểu truyền thống, cái “tôi” của

họ càng trở nên lớn mạnh với những ảo

tưởng về quyền lực. Trẻ con thì lúc nào

cũng rất ngây thơ và luôn sẵn sàng chịu

ảnh hưởng của người lớn, vì vậy, chúng

có xu hướng hầu như không kháng cự

lại khi cha mẹ áp đặt cái “tôi” của họ

lên chúng, đây là một bối cảnh khiến cái

“tôi” của các bậc cha mẹ càng trở nên

mạnh mẽ hơn. Dựa trên niềm tin sai lệch

này, chúng ta nghiễm nhiên cho mình

quyền được ép buộc, điều khiển, thậm

chí trừng phạt con cái. Tất nhiên, chúng

ta che đậy những điều đó bằng việc cho

rằng đó là “dạy dỗ” và tạo ra một triết lí

được gọi là “kỉ luật”. Chúng ta tạo ra đủ

kiểu chiến lược và kĩ thuật dạy trẻ. Rất

nhiều sách được viết ra để phát triển chủ

đề này. Nhưng, nếu chúng ta đủ can đảm

để thừa nhận thì, tất cả các hình thức kỉ

luật chỉ là một cách để ngụy biện cho

những cơn thịnh nộ của người lớn.

Nếu muốn thấu hiểu con, bạn phải

bỏ đi ảo tưởng rằng bạn khôn ngoan

hơn con. Chỉ khi nào người làm cha mẹ

chúng ta hiểu rõ bản thân mình thì lúc đó

ta mới có thể giúp con hiểu rõ được bản

thân chúng. Vấn đề không nằm ở những

đứa trẻ mà ở chính cái nhìn của các bậc

phụ huynh.

Bảo Anh

Dạy con từ những điều tốt đẹp

trong văn hóa Việt

Ngày nay, người ta thường nói

nhiều đến các phương pháp

dạy con theo kiểu Nhật, kiểu

Anh, kiểu Mỹ, theo cách của

người Do Thái… mà ít ai nhắc

đến việc giáo dục trẻ theo

văn hóa truyền thống Việt

Nam. Không biết có phải vì

“bụt chùa nhà không thiêng”

hay những đạo lí truyền

thống đó đã trở nên lỗi thời?

Tiến sĩ Bùi Trân Phượng và

Lương Ngọc Tiên tại hội thảo

Nguồn ảnh:

Angrykid.com