Table of Contents Table of Contents
Previous Page  21 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 21 / 92 Next Page
Page Background

21

phẩm âm nhạc không lời đầu tiên, viết

ào ào như một gã khùng. Bất chấp

những định kiến, ràng buộc của thói

quen hằn lên từ cuộc đời. Tôi viết để

quên đi những dằn vặt từng đêm, bởi

một đời sống thiếu may mắn và éo le”.

Cuộc đời là dòng sông... chứa đầy

nghịch lưu. Tôi thấy thấm thía lắm câu

thơ của Nguyễn Du: “Thà rằng chẳng

biết cho xong. Biết bao nhiêu lại đau

lòng bấy nhiêu”. 

Cá nhân tôi thấy ông là k kiêu

hãnh luôn biết giấu đi sự đau đớn

trong tâm trí mình và phủ lên nó là

chiếc mặt nạ thản nhiên. Vậy đã có

lúc nào ông thấy chán chính bản

thân mình và muốn bỏ hết mọi thứ?

Sự khổ tâm nhất đối với ông lúc này

là gì, để cân bằng, ông đã “toan tính”

thế nào?

Từ lâu tôi không còn quan tâm lắm

đến sự yêu ghét của người đời. Tôi chỉ

cố giữ gìn để không phải xấu hổ với

chính mình. Thật ra, sau những tin báo

đáng sợ về bệnh tật của tôi không làm

tôi quá sợ hãi, mà chỉ gợi lên cho tôi nỗi

sợ hãi trước thời gian sống. Chẳng ai

có thể cưỡng lại được cái chết. Mà

những kẻ đã trót dấn thân vào con

đường sáng tạo lại là những kẻ quá

tham lam với quá nhiều khát khao và

tham vọng. Sự khổ tâm nhất đối với tôi

lúc này chỉ là sự giằng xé vật vã giữa

toan tính cho cuộc mưu sinh của mình

và gia đình với những ý tưởng đầy ắp

về ước mơ, sáng tạo. Để có thể bớt đi

những bức bách về nhu cầu vật chất,

đôi khi phải bán mình cho những trò vớ

vẩn, rồi sau đó lại tự chán mình, ghét

mình, vò đầu bứt tai vì những ham

muốn cỏn con ấy. Thế nhưng, để có thể

thoả mãn những đam mê của mình, tôi

lại bị những thôi thúc của nhu cầu vật

chất. Và cứ thế, lại phải sống tồi tệ, lại

phải dằn vặt, khinh bỉ mình. Sau thời kì

này, khi bình tĩnh lại, tôi lại viết mà

chẳng bao giờ có ảo tưởng về một sứ

mệnh nào cả. Tôi viết về những bức bối

cần được xả ra từ chính mình. Viết với

cảm giác trút bỏ, viết để được nhẹ

nhõm hơn, viết với tôi là nỗi hân hoan

của sự giải thoát, như một tín đồ suốt

ngày lầm rầm cầu nguyện mà chẳng

đợi chờ một ân sủng nào hay trông

ngóng một phép thần chợt hiện. 

Ông là người đàn ông mang

tính bướng bỉnh bẩm sinh. Trước

những tai họa của cuộc đời, ông

không biết sợ hãi và nản lòng. Không

mang trong mình một ảo mộng về sự

v nh c u, chẳng mong một điều gì

lớn lao. Giấc mơ của ông sẽ là? 

Nhiều khi, tôi ước mơ được lang

thang một mình qua những miền đất

mà tôi muốn đến, không ràng buộc,

không trách nhiệm, không miếng cơm

manh áo. Ước mơ tưởng như rất đơn

giản vậy mà quá đỗi khó khăn. 

Hà Nội đang chờ đợi đêm nhạc

Mùa thu giấu em

di n ra vào tháng 8

này tại Cung Văn hoá hữu nghị Hà

Nội. Trong live show này, ông tham

gia với tư cách gì? Cảm xúc của ông

khi ca khúc

Mùa thu giấu em

được

chọn làm tên của đêm nhạc? 

Năm nào cũng vậy, cứ chớm thu

hoặc đầu đông là tôi cùng với các cộng

sự muốn nói lời yêu thương và bày tỏ

nỗi nhớ bằng đêm nhạc của chính

mình. Và trong live show

Mùa thu giấu

em

, tôi tham gia với tư cách là khách

mời đặc biệt. Tôi sẽ là người đệm đàn

cho Ngọc Anh hát. Tôi đánh giá cao

cách chọn bài, xử lí ca khúc của cô ấy.

Mỗi khi lên sân khấu, Ngọc Anh luôn

trút hết ruột gan vào ca khúc. Những

trải nghiệm, đau khổ, biến động trong

đời sống giúp Ngọc Anh có chiều sâu

chắc chắn sẽ chạm đến trái tim của

khán giả qua những ca khúc:

Nỗi nhớ

mùa đông

,

Khúc mùa thu

,

Mùa thu giấu

em

... Còn cảm xúc của tôi ư? Nhiều

lắm, hình như mỗi đêm nhạc với tôi là

“những mảnh hồi ức chợt hiện”. Khán

giả cũng tạm nhận ra cảm xúc, hình

dung ra một con người.

Xin cảm ơn và chúc ông

thành công!

VĂN HƯƠNG

(Thực hiện)

“Có cơ hội, chắc chắn tôi sẽ còn nhiều điều

kể cho khán giả nghe về tôi bằng âm

nhạc. Âm nhạc của Phú Quang không được

phép làmkhán giả buồn. Kẻ đã trót dấn thân

vào trò chơi sáng tạo sẽ là kẻ tự hành xác

mình đến cùng trong cuộc kiếm tìm chẳng

chút bình yên. Hạnh phúc là “điều giản dị”

vậy thôi…!”, nhạc sĩ Phú Quang.