Previous Page  27 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 27 / 92 Next Page
Page Background

27

được những bông hoa hồng sạch đúng

nghĩa. Thế nhưng, quan trọng hơn cả là

chị đã kiên định, không ngại vượt qua

khó khăn, đầu tư khoản tiền lớn để cải

tạo đất đai, cách chăm sóc, vun trồng cây

hoa, góp phần thay đổi suy nghĩ, khuyến

khích người dân địa phương phát triển

những mô hình sạch giống như vậy. Cầm

trên tay sản phẩm mĩ phẩm thiên nhiên

sạch, an toàn của chị Thanh Hằng, tôi

không khỏi thán phục và trân trọng tâm

huyết của những người như chị.

Trong các chuyến đi của mình, tôi

không thể quên được những ngày ghi

hình tại hợp tác xã rau Đại Ngàn gần

rừng quốc gia Ba Vì. Trồng rau sạch

bốn mùa theo mô hình ruộng bậc thang,

nước tưới được dẫn thẳng từ rừng quốc

gia Ba Vì, với quy mô lên đến 6 hecta

nhưng lượng rau vẫn không đủ để cung

cấp cho nhu cầu nội đô. Chúng tôi được

biết, trong khoảng 5 năm đầu, chủ vườn

đã chấp nhận lỗ hoàn toàn và phải bù lỗ

bằng cách nuôi lợn rừng. Thời gian đầu,

chặng đường từ nông trại đến tay người

tiêu dùng vô cùng khó khăn do người

dân chưa có thói quen tiêu dùng rau

sạch. Dần dần, khi kinh doanh bắt đầu

có lãi, chủ vườn mới có thể mở rộng quy

mô sản xuất và thị trường tiêu thụ rau

sạch. Chia sẻ với chúng tôi, chủ vườn

cho biết, bên cạnh mục đích kinh doanh,

điều họ trăn trở nhất khi thực hiện mô

hình rau rạch là muốn đem đến cho

người Việt những sản phẩm có giá trị

thực thụ, để khẳng định người Việt hoàn

toàn có thể sáng tạo và làm ra những sản

phẩm tốt phục vụ người dân.

Hiện nay, rất nhiều sản phẩm trong

nước có chất lượng không thua kém

hàng ngoại nhập mà giá cả lại hợp lí

hơn. Tôi nhớ chuyến đi đến một cơ sở

làm xà phòng tại Ninh Bình. Tại đó,

tất cả nguyên liệu sản xuất là dược liệu

được trồng tại vùng núi Ninh Bình, cộng

thêm quy trình sản xuất nghiêm ngặt đã

cho ra những bánh xà phòng nguồn gốc

thiên nhiên có chất lượng tốt không khác

gì các sản phẩm ngoại nhập. Và cũng

từ đó, tôi thay đổi hẳn quan điểm “hàng

ngoại mới tốt”. Quan trọng là chúng ta

phải tìm đến những sản phẩm trong nước

có uy tín, được cơ quan chức năng cấp

chứng nhận, có tiêu chuẩn kiểm định

chất lượng an toàn. Đó cũng chính là lí

do trong mỗi chương trình, chúng tôi

đều cung cấp mã QR code của mỗi sản

phẩm để khán giả có thể truy xuất, tra

cứu thông tin xuất xứ của những sản

phẩm an toàn.

Qua nhiều chuyến đi, tôi nhận thấy,

các chủ cơ sở sản xuất mô hình xanh

đều chung một trăn trở về việc người

Việt chưa hình thành thói quen tiêu dùng

“chất lượng đi đôi với giá cả”, dù rằng

họ đã cố gắng bán sản phẩm ở mức thấp

nhất để người thu nhập trung bình cũng

có thể tiếp cận được sản phẩm xanh,

sạch, an toàn. Nên chăng, người tiêu

dùng cần hình thành thói quen lựa chọn

sản phẩm một cách thông minh và tỉnh

táo, như truy xuất thông tin sản phẩm

hay mua sản phẩm ở những cơ sở uy

tín… Nhiều chủ sản xuất đã không ngại

chia sẻ với chúng tôi về hoài bão của

mình. Họ thực hiện những mô hình xanh

không chỉ nhằm mục đích cung cấp sản

phẩm xanh, sạch cho người tiêu dùng

mà còn để thay đổi quan điểm về sản

xuất thực phẩm sạch của cả chính những

người lao động tại địa phương, để từ đó

họ có thể nắm bắt được mô hình trồng

trọt theo quy trình an toàn.

Khi mỗi người trong chúng ta ủng hộ

sản phẩm xanh, sạch nghĩa là chúng ta

đã ủng hộ một nếp nghĩ, một tư duy sản

xuất mới. Mong rằng ngày càng có nhiều

người tin tưởng, ủng hộ những sáng

tạo và sáng chế của người Việt Nam để

những mô hình sản xuất xanh an toàn

ngày càng lan tỏa và nhân rộng.

Diệp Chi

(Ghi)

Ekip chương trình tác nghiệp tại

các cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn