Previous Page  88 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 88 / 92 Next Page
Page Background

88

Toàn cảnh thung lũng từ trên cao

thiên táng

VTV

du

lịch

T

heo như phim ảnh và những lời kể,

Tây Tạng ngày nay đã khác xưa rất

nhiều nhưng tập tục thiên táng thì

vẫn tồn tại sau những rặng mây và những

đỉnh núi tuyết vĩnh cửu. Thiên táng (hay

còn gọi là điểu táng) là hình thức mai táng

người chết một cách đặc biệt, người ta sẽ

xẻ thịt người chết để cho chim kền kền ăn.

Đầu tiên người ta sẽ làm sạch xác

chết, bọc người chết trong một tấm vải

trắng. Khi chọn được ngày, người ta cho

một người chuyên được thuê để làm việc

này khiêng xác trên lưng và đem đến bàn

thờ thiên táng, các vị Lạt ma của tu viện

trong vùng sẽ đến để tiễn vong linh người

chết đi, họ sẽ tụng kinh để cho linh hồn

được siêu thoát. Vị chủ lễ thiên táng sẽ

thổi kèn sừng, đốt lửa dâu tằm để dụ kền

kền tới rồi xẻ cái xác ra. Ngoài phần thịt

thì phần xương người chết cũng được

đập vụn trộn với bơ để chim kền kền ăn.

Khi khói của ngọn lửa dâu tằm được đốt

lên trong lễ thiên táng sẽ mở ra một con

đường có năm màu giữa trời và đất, con

đường ấy mời gọi các chư thần xuống bàn

thờ. Thi hài trở thành đồ dâng cúng cho

các chư thần và chúng ta nhờ họ mang

linh hồn của người chết lên trên trời. Khói

của cây dâu tằm cũng là để dụ kền kền tới.

Người Tây Tạng coi chim kền kền là thần

điểu và tin rằng, chúng chính là sứ giả của

các chư thần trong tín ngưỡng Tây Tạng,

Với lòng tin tuyệt đối vào tín ngưỡng

người Tây Tạng luôn mong muốn thân

nhân của mình khi chết đi được các thần

linh cử sứ giả tới đón đi, đó chính là hạnh

phúc của cả người ở lại và người đã khuất.

Do đó, loài chim to lớn này rất được coi

trọng ở Tây Tạng”. - Lái xe người Tạng

dùng thứ tiếng Trung mà anh học mót

được tận tình giải thích cho tôi về tập tục

thiên táng.

Ngày nay, ở một số vùng đông dân cư,

bàn thờ thiên táng đã được xây dựng thành

một khu vực riêng trên một đỉnh núi thay

vì việc để gia đình người chết tự chọn các

điểm thiên táng, nhưng những phần lễ lạt

thì dường như vẫn không thay đổi. Trước

khi tham dự lễ thiên táng, tôi cũng hỏi rất

kĩ người lái xe về quan niệm của người

Tạng khi có người lạ tham gia vào nghi lễ

tưởng chừng bí mật riêng tư này trên miền

Mười năm trước, cuốn sách

Thiên

ng

của Hân Nhiên đã mở ra cho

tôi một vùng đất mới “Tây Tạng huyền bí” với những dãy núi tuyết

vĩnh cửu, cao nguyên, hồ nước, độ cao, con người, tôn giáo... Khi đ c

xong cuốn sách, tôi vẫn luôn mơ một ngày nào đó được đặt chân

đến Tây Tạng để tận mắt thấy tập tục thiên táng. Trong chuyến đi

Tứ Xuyên vào mùa thu, khi đến Sắc Đạt, một vùng đất của người

Tạng, tôi đã may mắn được chứng kiến một lễ thiên táng.