Previous Page  83 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 83 / 92 Next Page
Page Background

“Trẻ thì nuôi con, già thì trông

cháu”, vốn đã trở thành quy

luật bất thành văn của người

Việt Nam. Xã hội ngày càng phát

triển, nhưng tư tưởng hết lòng

vì con vẫn không hề thay đổi.

Khi con cháu h c tập, làm việc

rồi định cư luôn ở nước ngoài,

nhiều ông bà vẫn lặn lội đi nửa

vòng Trái đất, sang xứ người

trông cháu, dù trong lòng

trăm mối ngổn ngang.

N

gày nay, việc ông bà nội ngoại

thay nhau xuất ngoại trông

cháu đã trở thành chuyện không

có gì lạ với nhiều gia đình Việt Nam. Từ

ngày cô con gái lấy chồng và sinh con,

ông bà Thanh đi Mỹ như đi chợ. Lúc

đầu, ông bà đi theo visa du lịch, sau con

làm bảo lãnh luôn. Ông bà cũng chẳng

thích thú gì ở cái nơi xa lạ ấy, khi suốt

ngày chỉ luẩn quẩn ở nhà nấu ăn, chăm

cháu, tiếng Anh không biết, các mối

quan hệ xã hội cũng không. Nhưng nếu

về nước thì lại thương con vất vả, các

cháu không ai chăm. “Khi ở Việt Nam,

ông nhà tôi thường đi gặp bạn bè, đánh

cờ tướng hay họp hội cây cảnh. Sang

đây chẳng biết làm gì, chỉ quanh quẩn

ở nhà, đi ra đi vào chờ hết ngày. Đường

xá thì không biết, mà cũng chẳng biết đi

đâu…” - bà Thanh ngậm ngùi chia sẻ.

Thuê người giúp việc ở nước ngoài

là điều khá xa xỉ với những người Việt

sang định cư, không chỉ tốn kém mà

còn rất nhiều điều kiện ràng buộc. Nhờ

sự trợ giúp của ông bà luôn là lựa

chọn đầu tiên của các cặp đôi khi

tính đến chuyện sinh con. Trường

hợp của bà Bình còn nan giải hơn,

bà xuất ngoại trông cháu mà giống

như mình đang phạm lỗi. Con gái bên

Nhật mới sinh thì con dâu bên này cũng

sắp đến ngày khai hoa nở nhụy. Nghĩ tới

nghĩ lui, bà quyết định sang giúp con gái

dù cảm thấy có lỗi với con dâu và muối

mặt với gia đình thông gia. “Dẫu sao ở

Việt Nam cũng dễ tìm người phụ giúp

hơn” - bà Bình phân trần về sự lựa chọn

của mình. Con gái thì bận bịu suốt ngày,

vừa đi làm vừa lo việc nhà, lấy đâu thời

gian mà tâm sự với mẹ. Con rể lại là

người Nhật, ngôn ngữ bất đồng, nên dù

ở chung một nhà cũng chỉ mỉm cười hay

gật đầu chào nhau. Cuối tuần, các con

mới có thời gian dẫn mẹ đi chơi, nhưng

lúc đó bà lại chỉ muốn nghỉ ngơi, vì cả

tuần đã phải “vật lộn” với một đứa trẻ

còn chưa biết đi.

Nói về vấn đề ông bà chăm cháu,

đạo diễn Lê Hoàng từng thẳng thắn bày

tỏ quan điểm: “Tôi cảm thấy hiện nay có

một bộ phận giới trẻ muốn lợi dụng cha

mẹ trong vấn đề chăm sóc con cái của

mình. Nghĩa là ngay từ khi lên kế hoạch

sinh con, chăm sóc và nuôi dưỡng, họ

đã đưa ông bà vào danh sách, coi như

một sự đương nhiên”. Có lẽ chính sự ích

kỉ và vô tâm của tuổi trẻ đã khiến họ coi

sự hi sinh của bố mẹ cho con cái là lẽ tự

nhiên, mà không cần quan tâm đến tâm

tư tình cảm của các đấng sinh thành.

Hầu hết những người lớn tuổi rơi vào

trường hợp phải ra nước ngoài bất đắc dĩ

đều không biết ngoại ngữ, không có mối

giao tiếp với xã hội, suốt ngày quanh

quẩn trong nhà trông cháu.

Nhờ ông bà sang nước ngoài trông

cháu khi còn quá nhỏ là lựa chọn hợp

lí, nhưng chỉ nên coi là giải pháp tình

thế trong một thời gian ngắn vì chăm

trẻ con rất cực. Ông bà đã cả đời vất

vả mưu sinh và chăm lo cho con cái,

họ cần được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi

già. Không những thế, với những người

lớn tuổi, khi đến một đất nước xa lạ, cả

ngôn ngữ lẫn phong tục tập quán đều

không biết, họ sẽ cảm thấy cô đơn, lạc

lõng và buồn bã. Chính vì vậy, con cái

nên thấu hiểu chứ đừng tạo áp lực hay

lợi dụng tình yêu thương của cha mẹ vì

nước mắt bao giờ cũng chảy xuôi.

Trúc Chi

Xuất ngoại bất đắc dĩ

Ngu n ảnh:

thoibaokinhte.com

Ngu n ảnh:

asianews.net

VTV

Nhỏ

To

83