Table of Contents Table of Contents
Previous Page  12 / 62 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 12 / 62 Next Page
Page Background

14

PAY TV

thế giới giải trí

“Sinh ra đã có duyên

với bài Chòi”

Tôi gặp nghệ sĩ Hồ Thu tại lễ vinh

danh Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ

sĩ ưu tú (NSƯT) lần thứ 8. Người phụ

nữ mạnh mẽ, ánh mắt đầy đam mê

khi được hỏi về nghệ thuật bài chòi

đủ khiến tôi muốn được một lần trò

chuyện cùng chị, để được nghe chị kể

về những năm tháng đầu tiên đến với

nghệ thuật bài chòi.

Sinh ra trong gia đình nghệ thuật, có

ba là trưởng đoàn ca kịch bài chòi Bình

Định, từ nhỏ nghệ sĩ Hồ Thu đã được đi

theo xem ba diễn. Sự cộng hưởng của

nhưng bai choi ngot ngao đăm thăm

và lời ru của mẹ khiến chị “thấm” lúc

nào không hay. Và không biết từ bao

giờ nghệ thuật bài chòi trở thành một

phần không thể thiếu trong cuộc sống

của chị. Cũng từ đấy, chị luôn tin rằng

trong cuộc đời mỗi con người, mọi

chuyện đến với ta đều có cái duyên.

Khi tình yêu dành cho bài chòi ngày

một sâu nặng, chị đã tự mặc định cho

mình con đường trở thành nghệ sĩ,

được trình diễn, được hát bài chòi như

ba mình.

Chị Thu tâm sự: “Đến khi tôi trở thành

một nghệ sĩ thực thụ, ba là người luôn

theo dõi, ủng hộ và góp ý cho từng vai

diễn của tôi. Có thể nói, trên chặng

đường trưởng thành và hoạt động nghệ

thuật của tôi, ba là kim chỉ nam, là

người có tầm ảnh hưởng lớn, luôn bên

cạnh bao dung với tình yêu thương,

tiếp cho tôi sức mạnh để có những

thành công nhất định như ngày hôm

nay”. Với tình yêu nghệ thuật dân tộc

cháy bỏng, những gì NSND Hồ Thu làm

được, đóng góp được ngày hôm nay

không phải là để được hoan nghênh,

được tung hô mà chị xem như đó là sứ

mệnh mà mình phải thực hiện khi đến

với cuộc sống này.

Dấu ấn Hồ Thu

Không thể nào nhớ nổi và đếm hết

được những vai diễn mà Hồ Thu góp

mặt từ lúc tham gia nghệ thuật đến

giờ. Một số vai diễn tiêu biểu được ghi

dấu ấn bằng những huy chương Vàng

tại các hội diễn sân khấu nghệ thuật

toàn quốc các năm như: vai nàng Mai

trong vở

Đồng tiền Vạn Lịch

(1990), vai

Huyền Trân trong vở

Huyền Trân công

chúa

(1995), vai đứa bé trong

Đứa

con tôi

(2003), vai Tâm trong

Biển và

tôi

(2005), vai Hạnh trong

Thời con gái

đã xa

(2010), vai công chúa Ngọc Du

trong vở

Khúc ca bi tráng

(2013)... Tuy

nhiên, Hồ Thu để lại ấn tượng sâu sắc

nhất với khán giả là vai diễn đứa bé

trong vở

Đứa con tôi

.

Sở trường vốn có của

chị trước đó là các

vai diễn đào bi đào

thương, nhưng với vai

diễn đứa bé đã đánh

dấu bước đột phá

trong diễn xuất của

bản thân nghệ sĩ. Chị

kể: “Lúc đọc kịch bản,

đạo diễn NSND Hoài

Huệ, cũng là chồng

tôi, có nói:

Không thể

có ai thể hiện vai này tốt hơn em

”! Bản

thân chị cũng thấy lo lắng và hoang

mang bởi ở tuổi 41, hoá thân vào một

cậu bé trai bụi đời từng trải, không có

cha mẹ, vô tình tìm lại được người mẹ

của mình được xem như là sự “thách

đấu” với chính năng lực của mình. Và

có lẽ, sự kiên trì, bền bỉ và tài năng thật

sự sẽ luôn được đền đáp xứng đáng.

Năm 2003, vở

Đứa con tôi

đã lấy trọn

tình cảm và nước mắt của khán giả

ở Hội diễn Sân khấu chuyên nghiêp

toàn quốc tại Đà Nẵng, nhận được huy

chương Vàng cùng sự đánh giá cao

của báo chí và bạn bè, đồng nghiệp.

Trăn trở về ngọn lửa nghề

trong nhịp sống đương đạ

i

Hiện nay, nền văn hóa nghệ thuật

có những bước phát triển tiếp thu nhiều

nền văn hóa bên ngoài, nghệ thuật

dân tộc nói chung và dân ca bài chòi

cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng. Có thể

nói, giới trẻ hiện nay thường bị hút vào

các hình thức nghệ thuật mới nên sự

đam mê, yêu thích bài chòi ngày càng

ít đi, song vẫn còn tồn tại bộ phận theo

đuổi bài chòi với tình yêu nghề, những

người đang trở thành thế hệ tiếp bước

phát huy dân ca bài chòi. Đó chính

là những thế hệ sinh viên đang được

chính NSND Hồ Thu trực tiếp giảng dạy

tại Trường Trung học Văn học Nghệ

thuật Bình Định.

Chị Thu bày tỏ niềm tin rằng thế hệ

sau sẽ thay chị “giữ lửa” cho nghệ thuật

sân khấu bài chòi. Chị cũng nói thêm,

trong số những sinh viên chị đang trực

tiếp giảng dạy thì vẫn có những người

thật sự có đam mê và cảm hứng đối với

nghệ thuật này. Chỉ khi có sự đam mê,

Người “giữ lửa”

cho nghệ thuật bài chòi

Bài chòi - bộ môn nghệ thuật

vẫn được lặng lẽ bảo tồn,

phát huy và ngày càng hoàn

thiện để hòa vào dòng chảy

của nghệ thuật, góp phần

sinh động và hoàn thiện bức

tranh sân khấu truyền

thống. Nghệ sĩ nhân dân

(NSND) Hồ Thu là một trong

những nghệ nhân âm thầm

cống hiến cho việc gìn giữ và

phát huy bài chòi.

NSND Hồ Thu

Một tác phẩm bài chòi