Previous Page  7 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 7 / 64 Next Page
Page Background

7

PAY TV

các công ty nước ngoài dường như

rất hứng thú với việc mua bản quyền

các sản phẩm truyền hình Thổ Nhĩ

Kỳ, hệ quả từ việc đồng lira giảm giá

17% so với đồng đô la Mỹ. Tháng 1

năm nay, hãng Karga Seven Pictures

có trụ sở tại LA (Mỹ) thuộc sở hữu

của Red Arrow đã mở văn phòng

đại diện tại Istanbul để thuận lợi cho

việc giao dịch nội dung. Theo Phòng

Thương mại Istanbul, doanh thu từ

việc bán các chương trình truyền

hình đã vượt 350 triệu USD vào năm

2016, tăng nhiều so với con số 300

triệu USD của năm 2015. Năm 2014,

kim ngạch xuất khẩu phim truyền

hình Thổ Nhĩ Kỳ đạt 180 triệu USD,

tăng gấp 18 lần so với năm 2008.

Các nhà sản xuất đang phấn đấu

tăng doanh thu xuất khẩu lên 1 tỉ

USD đến năm 2023.

Có thể nói, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức

chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc

về truyền hình bắt đầu từ năm 2015.

Tại một triển lãm phim truyền hình tổ

chức tại Istanbul tháng 11/2014, nhà

tổ chức đã công bố số lượng khách

tham quan lên đến 1 triệu người,

trong đó có khoảng 30% khách quốc

tế đến từ các quốc gia như: Nga,

Ukraine và Qatar… Tại thị trường Mỹ

Latin, chưa bao giờ phim Thổ Nhĩ Kỳ

lại nóng đến như vậy. Ở Chile, Peru,

Panama và Uruguay, năm ngoái,

ít nhất 4 trong 15 chương trình hay

nhất thuộc về phim Thổ

Nhĩ Kỳ, trong khi không có

một bộ phim Mỹ nào lọt

vào danh sách này. Hay

mới đây nhất, tại Ấn Độ,

bộ phim

Fatmagul

đã gây

bão trên hệ thống Star TV

India. Tại thị trường châu

Á - Việt Nam, Indonesia,

Trung Quốc là những quốc gia đã

từng mua bản quyền phát sóng các

bộ phim truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ trong

thời gian gần đây.

Prentiss Fraser, Phó Chủ tịch

kiêm Giám đốc điều hành mảng

phân phối nội dung của hãng

Fox Networks cho biết: “Chúng

tôi đánh giá Thổ Nhĩ Kỳ là một thị

trường truyền hình năng động”.

Trên thực tế, hãng này đã giới thiệu

6 bộ phim mua bản quyền từ Thổ

Nhĩ Kỳ tại sự kiện MIPTV thường niên

(trong khuôn khổ Liên hoan phim

Cannes diễn ra hằng năm), bao

gồm cả bộ phim đình đám

Second

Chance

(Cơ hội thứ hai) kể về một

người phụ nữ làm lại cuộc đời sau

khi chồng bị mất tích.

Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng

trên địa hạt xuất khẩu phim truyền

hình, song các nhà kinh doanh

truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ không vì thế

mà làm ngơ trước sự phát triển như

vũ bão của truyền hình số. Tháng 1

năm nay, bộ phim trực tuyến đầu

tiên mang tên

Masum

(Innocent

-

Thơ dại

) đã ra mắt trên nền tảng

công nghệ trực tuyến BluTV. Sự kiện

này được đánh giá là sự khởi đầu

cho cuộc cách mạng thế giới số

của phim truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ.

Gần đây, hãng công nghệ trực

tuyến Netflix đã phát sóng hơn 400

giờ trực tuyến các bộ phim truyền

hình Thổ Nhĩ Kỳ tiêu biểu như

Insider

(Kẻ nội gián) của Ay Yapim hay

Wounded Love

(Tình yêu tổn thương)

của Kanal D. Từ nhận định, Thổ Nhĩ Kỳ

là thị trường truyền hình béo bở nên

năm ngoái, Netflix đã chính thức đặt

chân đến quốc gia này, đánh dấu

bằng bản hợp đồng hợp tác với nhà

mạng địa phương Vodafone... Netflix

đang ấp ủ ra lò sản phẩm phim nội

dung gốc đầu tiên trong một ngày

không xa. Các chuyên gia dự báo,

trong thời gian tới, phim truyền hình

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ còn phát triển đa dạng

hơn nữa trên nền tảng công nghệ số.

Diệp Chi

(Theo Nytimes, Variety, Asianikkei)

Phim Dirilis Ertugrul (Nguồn ảnh: Doyouknowturkey)

Phim Magnificent Century (Nguồn ảnh: Beautyaround)