Previous Page  6 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 6 / 64 Next Page
Page Background

6

PAY TV

cÂU CHUYỆN TRUYỀN HÌNH

Thời gian gần đây, bộ phim

truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ

Mùa anh đào

(Phát sóng trên

kênh VTV3) đang thu hút sự

quan tâm của đông đảo khán

giả. Mặc dù bấy lâu nay, điện

ảnh Thổ Nhĩ Kỳ còn khá xa lạ

đối với nhiều người dân Việt

Nam, song ít ai biết rằng,

quốc gia này lại có một nền

công nghiệp phim truyền

hình khá phát triển.

Mang hơi thở chính trị

Là một quốc gia châu Âu nhưng

lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ lại trải dài trên cả

lục địa Âu - Á, với phần lớn diện tích

nằm ở châu Á và Trung Đông. Sau

khi Nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ

thành lập vào năm 1923, Tổng thống

đầu tiên Mustafa Kemal Ataturk đã

định hướng xây dựng đất nước Thổ

Nhĩ Kỳ (TNK) thành một quốc gia

phương Tây hiện đại nhưng vẫn giữ

được những nét đặc trưng của văn

hóa Trung Đông truyền thống.

Thổ Nhĩ Kỳ có nền văn hóa rất

đa dạng, bắt nguồn từ nhiều yếu

tố của Đế chế Ottoman (châu Âu)

và các truyền thống Hồi giáo. Trong

những năm đầu của nền Cộng hoà,

chính phủ đã đầu tư nhiều khoản

tiền vào nghệ thuật như: hội hoạ,

điêu khắc, kiến trúc và nhiều ngành

văn hóa khác. Ngày nay, dưới sự

lãnh đạo của Tổng thống Recep

Tayyip Erdogan, các nghệ sĩ Thổ Nhĩ

Kỳ được thỏa sức tung hoành với

những sáng tạo nghệ thuật mới mẻ.

Tuy nhiên, do yếu tố lịch sử đóng vai

trò quan trọng trong việc xác định

bản sắc nên các sản phẩm văn hóa

Thổ Nhĩ Kỳ đều là sự tổng hợp giữa

hiện đại, truyền thống và các giá trị

lịch sử.

Trong địa hạt phim truyền hình,

Thổ Nhĩ Kỳ có không ít phim tâm lí,

tình cảm lãng mạn, tuy nhiên những

tác phẩm phản ánh truyền thống

lịch sử, ca ngợi các anh hùng dân

tộc và tư tưởng thời đại luôn được

chú trọng và đánh giá cao hơn cả.

Bộ phim bom tấn

Dirilis: Ertugrul

phát

trên kênh TRT1 đã trải qua ba mùa

phát sóng từ tháng 10/2014 là tác

phẩm mang hơi thở chủ nghĩa anh

hùng dân tộc điển hình trong những

năm gần đây.

Dirilis: Ertugrul

có cốt

truyện xoay quanh cuộc đời của

Ertugrul Bey, cha của Osman Bey,

nhà lãnh đạo đặt nền móng cho đế

chế Ottoman ra đời vào thế kỉ thứ 13.

Bộ phim luôn dẫn đầu về tỉ lệ người

xem hàng tuần trên truyền hình TNK.

Thậm chí, sức ảnh hưởng của bộ

phim còn tạo ra khẩu hiệu nổi tiếng:

“Sự thức tỉnh của một quốc gia”.

Thông điệp của

Dirilis: Ertugrul

cũng

chính là hồi chuông cảnh tỉnh của

chính phủ dành cho người dân trong

tình hình nền chính trị đang chứng

kiến nhiều biến động. Bên cạnh đó,

cũng có thể kể đến thành công của

bộ phim bom tấn

The Magnificent

Century

(Huyền thoại thế kỉ) với cốt

truyện xoay quanh nhân vật Sultan

Suleiman, người lãnh đạo đế chế

Ottoman ở đỉnh cao quyền lực vào

thế kỉ thứ 16. Bộ phim không những

thành công tại Thổ Nhĩ Kỳ mà còn

rất được yêu thích tại nhiều quốc gia

trên thế giới.

Sau thất bại của cuộc đảo chính

quân đội chống lại chính quyền của

Tổng thống Erdogan hồi tháng 7

năm ngoái đã diễn ra một làn

sóng các bộ phim truyền hình

xoay quanh người lính và các

hoạt động tình báo trong nước

và quốc tế. Đằng sau tất cả nội

dung chính trị, những bộ phim

này đều gửi gắm ước vọng của

đại đa số người dân Thổ Nhĩ Kỳ

là muốn chạy trốn khỏi một thế

giới hỗn loạn và mong ước một

cuộc sống yên ấm, hòa bình.

Hiện nay, phim truyền hình đóng

vai trò quan trọng trong nền văn hóa

Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Theo công bố

năm 2015 của Viện thống kê quốc

gia Thổ Nhĩ Kỳ, 94,6% cư dân xem

truyền hình là một hoạt động thường

nhật không thể thiếu của họ. Theo

Hội đồng Phát thanh và Truyền hình

tối cao, người dân TNK xem trung

bình khoảng 5,5 giờ truyền hình mỗi

ngày, đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc

gia có lượng khán giả xem truyền

hình thuộc hàng nhiều nhất thế giới.

Thay đổi trước cơn bão

công nghệ số

Mặc dù trong những năm gần

đây, tình hình chính trị trong nước

có nhiều diễn biến phức tạp song

không vì thế mà phim truyền hình

Thổ Nhĩ Kỳ ngừng bước chân ra biển

lớn. Từ năm 2002, Đảng Công lí và

Phát triển nắm quyền, phim truyền

hình Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu bước vào

thời kì đẩy mạnh về xuất khẩu. Từ

đó đến nay, đã có gần 150 bộ phim

được bán cho hơn 100 quốc gia

tại Trung Đông, Đông Âu, Nam Mỹ

và Nam Á. Năm 2016, kim ngạch

xuất khẩu phim truyền hình vượt 300

triệu USD. Thậm chí, việc các khách

du lịch đến từ Ả Rập và Iran đến

thăm những địa danh quay phim tại

Istanbul là rất phổ biến.

Hiện tại, xuất khẩu phim truyền

hình Thổ Nhĩ Kỳ đang ở giai đoạn

phát triển cực thịnh. Có một nghịch lí

là kể từ cuộc đảo chính năm ngoái,

Nét chấm phá về

phim truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ

Phim Mùa anh đào đang phát sóng trên VTV3

(Nguồn ảnh: Aminoapps)