Previous Page  12 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 12 / 64 Next Page
Page Background

12

PAY TV

thế giới giải trí

Người có tình yêu nghệ thuật tha

thiết và thuần khiết

Nữ họa sĩ Trần Thị Thu sinh ra tại

làng Chuông thuộc Hà Tây cũ, nơi có

nghề chằm nón và đan lát nổi tiếng,

nhưng chị lại lớn lên ở “thủ phủ Tây

Bắc” - Sơn La. Thích hội họa từ bé và

khi ra đời, chị cũng lập nghiệp bằng

công việc liên quan đến mĩ thuật, là

giảng viên dạy nghệ thuật tại Trường

Cao đẳng Sư phạm Sơn La. Môi

trường làm việc ở nơi miền núi xa xôi

này ít có điều kiện cọ xát, học hỏi để

tìm thấy chính mình trong sáng tác,

đã có lúc tưởng như chị phải bỏ dở

giữa chừng cùng bao trăn trở, khao

khát và cả tuyệt vọng. Nhưng trong

sâu thẳm, chị biết mình đã gắn bó

với hội họa như một duyên nợ. Chị

bắt đầu thể hiện những cảm xúc, suy

nghĩ ấy của mình vào các bức tranh.

Năm 40 tuổi, sau giải thưởng trong

một triển lãm khu vực Tây Bắc - Việt

Bắc năm 2014, Trần Thị Thu mới bước

hẳn vào hội họa. Chị cũng quyết

tâm rời bỏ sự ổn định để đi học và

xuống Thủ đô, nơi có môi trường sinh

hoạt mĩ thuật sôi động bậc nhất hiện

nay trong cả nước.

Một cuộc tìm kiếm bản thân

Khi nhắc đến Trần Thị Thu, nhà

nghiên cứu Phan Cẩm Thượng đã

có sự đánh giá rất thú vị rằng, với

tuổi đời nhiều kinh nghiệm sống, thì

ngược lại, tuổi nghề của nữ họa sĩ lại

đang hừng hực trẻ trung. Con người

của họa sĩ và những tác phẩm nói

cho chúng ta biết như vậy. Cũng dễ

hiểu là họa sĩ chọn ngay lối vẽ action

painting (hội họa hành động) để tha

hồ biểu hiện cảm xúc không giới hạn

của mình, với những bức tranh khổ

khá lớn (1,5m chiều rộng - 2m, 3m,

3,5m chiều dài).

Trong những thử nghiệm

vẽ vải để làm thời trang

cho chị nhiều trải nghiệm

trong quá trình tìm

đến ngôn ngữ trừu

tượng mà chị mong

muốn. “Tôi đã dừng

lại ở ngôn ngữ

trừu

tượng - biểu hiện,

tôi

thèm muốn ngôn ngữ

hành động của Jackson

Pollock, tôi sẽ đi và sẽ tiếp

tục tìm kiếm bản thân mình như

thế, lần triển lãm cá nhân chính thức

đầu tiên này là sự cố gắng trong

những tháng năm đi miệt mài của

tôi”, Trần Thị Thu lí giải về sở trường

cũng như tình yêu chị dành cho

trường phái Trừu tượng - Biểu hiện,

cũng là phong cách chính chị gửi

đến người yêu hội họa trong triển

lãm lần này.

Với triển lãm cá nhân đầu tiên,

Trần Thị Thu chỉ bày gần 15 bức họa

khổ lớn. Trong cái lạnh đầu đông,

người xem sẽ được chiêm ngưỡng

những tác phẩm “nóng rực” xúc

cảm nhiều chiều và có chung một

cảm nhận rằng, đôi khi để yêu một

con người cụ thể thì khá bất trắc, có

thể được cho nhiều hơn đáng nhận,

hoặc ngược lại có thể bị bỏ bê, hờ

hững. Nhưng tình yêu đối với nghệ

thuật không bao giờ phụ bạc ta, trừ

khi ta hết lửa để nung nấu nó.

Họa sĩ Lý Trực Sơn: “Lẽ sống của Thu là nghệ thuật tạo ra cái đẹp. Hiểu biết đi

với tấm lòng thành thật sẽ cho ta sức mạnh. Tranh của Thu luôn tràn đầy

năng lượng, tôi cho rằng đó là năng lượng tràn tới từ tâm hồn, tình cảm chỉ

có thể có được khi tác giả còn hồi hộp, còn lo sợ, còn rụng rời với mỗi nhát

bút, vệt màu. Tranh của Trần Thị Thu đạt được tiêu chuẩn nghệ thuật cần

thiết. Vấn đề còn lại của chị là làm sao dồn vào cái riêng biệt, cái duy nhất.

Thử thách này là bước cuối và quyết định để thành người nghệ sĩ thực sự. Tôi

mong và tin Trần Thị Thu sẽ đi tới chỗ đó”.

Họa sĩ Trần Thị Thu

Tình yêu nghệ thuật

thiết tha

“Dường như từ lúc bẩm sinh đã đam mê hội họa,

dám trả giá cuộc sống của mình cho nó”, rất

nhiều bạn hữu, nghệ sĩ nhắc nhớ về nữ họa sĩ

Trần Thị Thu như thế. Trong tháng cuối cùng

của năm 2017 này, kí ức làng Chuông, nơi

chôn nhau cắt rốn và đất rừng Tây Bắc, nơi

lưu giữ một thời tuổi trẻ được chị tái hiện

đầy đủ và sâu đậm trong cuộc triễn lãm đầu

tay tại Hà Nội.

Hà Hương