Table of Contents Table of Contents
Previous Page  11 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 11 / 64 Next Page
Page Background

11

đã tạo nên cơn sốt dữ dội khắp nước

Mỹ và nhiều quốc gia khác khi được

Netflix phát hành trực tuyến. Giới báo

chí, mạng xã hội ghi nhận một cuộc

“đại dọn dẹp” đã diễn ra dồn dập,

hối hả. Những cửa hàng bán đồ cũ,

những trung tâm nhận đồ quyên góp

trở nên quá tải khi ồ ạt nhận được các

bao tải đồ chuyển tới từ các gia đình.

Người phụ nữ Nhật Bản bé nhỏ với nụ

cười thường trực trên môi đã làm được

điều đáng nể, khiến người dân phải tự

nguyện lôi hết tủ đồ của mình ra, đối

diện với những gì mình đã làm bao

nhiêu năm qua, để có lẽ lần đầu tiên

trong đời cân nhắc kĩ lưỡng về việc

giữ lại gì, cho đi những gì. Trong một

tập phát sóng của series chương trình,

Marie Kondo gặp gỡ một gia đình gốc

Á với 3 thế hệ sống ở một ngôi nhà rất

lớn. Với thói quen sinh hoạt từ hàng

chục năm, với sở thích riêng của mỗi

thành viên, họ từng cảm thấy không

có vấn đề gì khi ở giữa cả núi đồ đạc,

quần áo theo đúng nghĩa đen. Số lượng

đồ khổng lồ còn liên quan đến những

cảm xúc cá nhân, những truyền thống

vốn rất có ý nghĩa đối với các gia đình

gốc Á. Vậy mà, với nguồn cảm hứng

từ Marie Kondo, họ đã sẵn sàng thay

đổi, bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức

để lựa chọn, sắp xếp đồ đạc với triết lí

thống nhất mà Marie luôn chia sẻ “giữ

lại những gì lan tỏa niềm vui”.

Nếu xem một cách hời hợt, thoáng

qua thì

Tidying Up with Marie Kondo

một chương trình khuyến khích người

ta bỏ bớt càng nhiều càng tốt đồ đạc để

tìm về lối sống tối giản với căn phòng

thoáng đãng, quy hoạch ngăn nắp. Tuy

nhiên thực tế, điều khiến chương trình

này chạm được tới trái tim, được nhiều

người hưởng ứng đến thế chính là vì

đã biến quá trình dọn dẹp thành thời

gian để tìm lại giá trị tình cảm, gặp gỡ

những thứ tưởng như đã mất, biết được

điều gì thực sự quan trọng với bản thân,

với cuộc sống gia đình.

Tidying Up

with Marie Kondo

dù rất nhẹ nhàng,

nhiều niềm vui nhưng cũng “lật tẩy” sự

thật về cuộc sống của các gia đình Mỹ

với những xung đột, va chạm khi ngấm

ngầm khi bùng nổ thường ngày chỉ vì tổ

ấm bề bộn.

Marie Kondo không phải là người

đầu tiên khởi xướng lối sống tối giản

nhưng rõ ràng cô có bí quyết truyền

cảm hứng rất mạnh mẽ để các thông

điệp, những gợi ý, mẹo vặt trở nên

đáng học hỏi hơn bao giờ hết. Không

phải không có rào cản trong cách tiếp

cận của Marie Kondo với lối sống,

phong cách Mỹ, bởi cách mà cô ấy “trò

chuyện” với ngôi nhà, cảm ơn các món

đồ trước khi gửi đi, bỏ đi… phần nào

xa lạ, kì quặc với người phương Tây. Sở

dĩ phương pháp của Marie Kondo trở

nên thuyết phục là vì bên cạnh triết

lí chung thống nhất về một cuộc sống

được bao bọc bởi niềm vui lan tỏa thì

cô còn có rất nhiều kinh nghiệm khả

thi để áp dụng cho việc tổ chức từ cách

gấp quần áo, xếp các món đồ vào hộp,

hạn chế sử dụng túi nilon đựng đồ thay

vào đó dùng hộp nhựa trong… Mỗi điều

nho nhỏ như vậy sẽ từng bước, từng

bước khiến cho ngôi nhà trở nên ngăn

nắp hơn.

Đi cùng với cơn sốt dọn dẹp cùng

Marie Kondo dấy lên qua chương trình

truyền hình thực tế mang tên cô do

Netflix sản xuất, cũng đã có nhiều bài

phân tích về các hệ lụy đi kèm như

sự lãng phí, thiếu cân nhắc trong việc

vứt bỏ đồ đạc, sự háo hức, hừng hực

khí thế lúc ban đầu với cảm giác mệt

mỏi, thiếu kiên nhẫn để theo đuổi đến

cùng về sau. Marie Kondo cũng như rất

nhiều người Nhật thực hiện một cách

hoàn hảo lối sống tối giản vì tất cả đã

đi vào ý thức, vào cách nghĩ, cách làm,

văn hóa của họ từ bấy lâu nay. Còn với

người dân các quốc gia khác, trong đó

có Mỹ, đó vẫn là điều mới mẻ, cần có

thời gian để học hỏi, tìm ra cách thức

phù hợp cho riêng mình.

TUẤN PHONG