Previous Page  20 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 20 / 92 Next Page
Page Background

20

NHẬT KÍ PHÓNG VIÊN

Tác nghiệp

trong tâm dịch

là việc mà các

phóng viên của

VTV8 đã và

đang làm trong

suốt thời gian

vừa qua, nhưng

vào tận phòng

mổ, nơi được cho

là nhiều rủi ro nhất,

để tác nghiệp thì chỉ những

người liều lĩnh mới dám làm. Đối với

Trần Lập, đó là nhiệt huyết hay sự liều

lĩnh của tuổi trẻ?

Đối với mình, được đồng hành với

các bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch là

vinh dự và là cơ hội hiếm có mà nghề

báo đã mang lại. Được chứng kiến và

ghi lại những khoảnh khắc thiêng liêng

như thế này để chuyển đến khán giả

là một trải nghiệm rất đặc biệt. Đây là

những hình ảnh chân thật nhất giữa bộn

bề sợ hãi, lo âu… Mình tin rằng nó đủ

sức lay động, khiến người xem cảm thấy

lạc quan hơn vì cuộc chiến dù khốc liệt

đến đâu vẫn luôn có những điều kì diệu.

Anh và ekip làm thế nào để được

các bác sĩ cho phép tác nghiệp ngay

trong phòng mổ của bệnh viện dã

chiến Hoà Vang, điểm “nóng” nhất

của tâm dịch Đà Nẵng?

Ngay từ đầu mùa dịch, lãnh đạo kênh

VTV8 đã gửi công văn đến Bộ Y tế và

các cơ sở là điểm nóng để xin cho các

ekip phóng viên của VTV8 được phép

tác nghiệp. Tuy nhiên, việc vào tận

phòng mổ ghi hình giây phút em bé chào

đời lại là trường hợp đặc biệt mà mình

phải tự chủ động tìm hiểu, liên lạc với

các bác sĩ. Mình đã nhiều lần liên lạc với

bác sĩ Nguyễn Đại Vĩnh - Giám đốc Bệnh

viện dã chiến Hoà Vang để kiên trì thuyết

phục mới nhận được sự đồng ý của anh

ấy (cười).

Còn việc thuyết phục ban lãnh

đạo của VTV8 thì sao, vì chủ trương của

kênh cũng như của Đài Truyền hình Việt

Nam là việc bảo đảm an toàn cho phóng

viên phải được đặt lên hàng đầu?

Một trung tâm truyền thông như VTV8

thì bất cứ cá nhân nào có nguy cơ lây

nhiễm cũng ảnh hưởng đến rất nhiều

người. Mình hiểu được sự lo lắng đó

nên luôn có những biện pháp phòng hộ

kĩ lưỡng trong quá trình tác nghiệp, đồng

thời tuân thủ nghiêm túc quy định cách li.

Làn sóng thứ hai của Covid -19 quay lại

Đà Nẵng giống như một cuộc chiến không

tiếng súng và mình tình nguyện trở thành

một “người lính”, đi vào những điểm được

coi là “nóng” nhất để đưa tin về dịch bệnh.

Cũng rất may là ban lãnh đạo của VTV8

luôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho các

phóng viên tác nghiệp trong giai đoạn này.

Được chứng kiến những khoảnh

khắc thiêng liêng như vậy là những trải

nghiệm đáng giá với bất cứ một phóng

viên nào. Anh có thể chia sẻ kĩ hơn về

lần tác nghiệp đặc biệt này?

Lúc đó vào khoảng 8h tối, mình nhận

được điện thoại của bác sĩ Vĩnh thông

báo rằng, 30 phút nữa bệnh nhân 569 sẽ

mổ đẻ. Lúc này không thể đặt lịch để điều

xe, điều máy móc, thiết bị của Đài. Điều

mình lo lắng nhất lúc đó là làm sao có thể

chạy đến đó một cách nhanh nhất vì nhà

mình cách Bệnh viện dã chiến Hoà Vang

khoảng 12 cây số. Mình gọi quay phim

Quang Anh rồi chở nhau vào bệnh viện.

Trước khi vào phòng mổ, bọn mình cũng

được trang bị đồ bảo hộ như các y bác sĩ.

Ban đầu cảm thấy khá hào hứng, nhưng

một lúc sau thì thật sự kinh khủng, chắc

cả đời này không bao giờ muốn mặc lại

một lần nữa. Trong không gian của phòng

mổ đầy mùi thuốc khử trùng với 2 - 3 lớp

PHÓNG SỰ VỀ EM BÉ, CON CỦA MỘT BỆNH NHÂN MẮC COVID - 19,

CHÀO ĐỜI TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN HOÀ VANG, NƠI ĐƯỢC COI

LÀ ĐIỂM “NÓNG” NHẤT CỦA TÂM DỊCH ĐÀ NẴNG, ĐÃ CHẠM

ĐẾN TRÁI TIM CỦA RẤT NHIỀU KHÁN GIẢ. EM BÉ LÀ HIỆN THÂN

CHO SỨC SỐNG MẠNH MẼ CỦA CON NGƯỜI, LÀ NHÂN

CHỨNG SỐNG CHO SỰ NỖ LỰC VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN VÔ

CÙNG KHÓ KHĂN CỦA DỊCH BỆNH COVID - 19 TẠI ĐÀ NẴNG.

CHIA SẺ CỦA PHÓNG VIÊN TRẦN LẬP, NGƯỜI TRỰC TIẾP THỰC

HIỆN PHÓNG SỰ NÀY, SẼ GIÚP KHÁN GIẢ HIỂU HƠN VỀ NHỮNG

ĐIỀU KÌ DIỆU NƠI TÂM DỊCH.

Trần Lập

TÁC NGHIỆP TẠI TÂM DỊCH

Phóng viên

Trần Lập

Em bé được các bác sĩ chăm sóc kĩ lưỡng

tránh mọi sự lây nhiễm