Table of Contents Table of Contents
Previous Page  44 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 44 / 92 Next Page
Page Background

44

PHÍA SAU MÀN HÌNH

“NÊM NẾM” VỪA VỊ

Sau khi lên sóng lần đầu ở Nhật

cách đây 20 năm (số đầu tiên tháng

3/1999), chương trình

Who Is the Real

Celebrity?

của Đài Truyền hình Asahi

Broadcasting Corporation chính thức

đến Việt Nam với tên gọi

Ai là bậc thầy

chính hiệu?

Đây là một trò chơi truyền

hình hài hước, vui nhộn, trong đó các

khách mời bắt cặp với nhau và trải qua

nhiều thử thách để tìm ra người sành

điệu thật sự. Khi phát sóng tại Nhật,

chương trình từng đạt được tỉ lệ người

xem khá cao nên được bán bản quyền

đến nhiều nước trên thế giới.

Khi đến Việt Nam, phiên bản

Ai là

bậc thầy chính hiệu?

có một số thay

đổi để phù hợp với khán giả trong

nước như giảm số khách mời từ 14

xuống còn 10, thời lượng chương trình

gốc khoảng 2 tiếng đồng hồ với 5 thử

thách cũng được giảm xuống còn

khoảng 1 tiếng 15 phút với 4 vòng thi,

số lượng MC từ 3 người chỉ còn 2

người và họ cũng không được tham

gia các thử thách với những mức phạt

hài hước…

Tuy đã có sự điều chỉnh đáng kể

cho hợp với thị hiếu của khán giả trong

nước nhưng quá trình thực hiện của

nhóm sản xuất cũng khá vất vả. Toàn

bộ trường quay có 2 tầng lầu, gồm 6

khu vực là 1 sân khấu chính, 1 phòng

chờ, 1 phòng thử thách, 2 phòng chờ

kết quả và 1 khu vực chọn kết quả cho

vòng thi cuối. Các phòng này được bố

trí ở nhiều khu vực riêng biệt để đảm

bảo vấn đề cách âm, giúp đội chơi

công bằng hơn. Các nghệ sĩ phải di

chuyển liên tục khi ghi hình trong khu

vực trường quay nên thường xuyên

cần đến sự hỗ trợ của nhóm trợ lí để

không bị lạc đường giữa không gian

rộng lớn. Khi lên sóng, chương trình

được biên tập nhằm có tiết tấu nhanh

gọn, hấp dẫn khán giả chứ thực tế ghi

hình thường là hơn 5 tiếng/tập. Do

cách bố trí các phòng riêng biệt nên

ban tổ chức đã sử dụng 22 máy quay

phim cố định và di động nhằm bắt trọn

các khoảnh khắc của khách mời.

Các đề thi dựa trên gợi ý của format

gốc nhưng cũng tốn nhiều thời gian

của nhóm biên tập để tìm món ăn, chất

liệu, âm nhạc… có chất lượng tương

đương nhau nhằm tạo độ khó cho các

đề thi. Bên cạnh đó, biên tập cũng phải

tìm hiểu kĩ lưỡng kiến thức về các vật

dụng trong đề thi nhằm mang lại kiến

thức hữu ích cho khán giả truyền hình.

Kết cấu của chương trình buộc khách

mời phải phân biệt hàng thật - hàng giả

qua năm giác quan: thị giác, xúc giác,

thính giác, khứu giác, vị giác, đồng

thời phải có sự phối hợp ăn ý với đồng

đội qua các phần thi đơn, thi đôi. Do

đó, không phải dễ dàng để giữ vững

được danh hiệu Bậc thầy siêu hạng

như ban đầu.

Trở thành bậc thầy chính hiệu

DỄ HAY KHÓ?

NGAY KHI VỪA LÊN SÓNG SỐ ĐẦU TIÊN, CHƯƠNG TRÌNH

AI LÀ BẬC THẦY

CHÍNH HIỆU?

(21H THỨ SÁU HÀNG TUẦN, VTV3) ĐÃ THU HÚT KHÁN GIẢ BỞI

NHỮNG DIỄN BIẾN BẤT NGỜ, PHẢN ỨNG HÀI HƯỚC CỦA 10 KHÁCH MỜI

TRONG HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC THỬ THÁCH NGƯỜI SÀNH ĐIỆU.