Table of Contents Table of Contents
Previous Page  33 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 33 / 92 Next Page
Page Background

33

giới thiệu mô hình này của chúng tôi

không ít lần. Cũng chính vì thế mà hiện

nay, câu lạc bộ của chúng tôi đã được

biết đến nhiều hơn.

Trong thị trường âm nhạc hiện

nay, giới trẻ có cách nhìn và gu thẩm

mĩ riêng. Và nhất là âm nhạc truyền

thống thiếu một thế hệ mới để nhận

diện. Nhưng con đường, đam mê của

anh, đề tài nghiên cứu của anh nổi

bật lại là âm nhạc truyền thống. Anh

không sợ mình bị lép vế so với các

loại hình âm nhạc khác hay không?

Mỗi một loại hình âm nhạc có một vị

trí của nó, không thể trộn lẫn. Nhất là từ

góc độ nghiên cứu thì các giá trị truyền

thống không phải chịu sự lép vế như

trong biểu diễn bởi nó mang giá trị, hồn

cốt của dân tộc, những giá trị được đúc

kết từ hàng trăm năm, là sản phẩm và

giá trị tinh thần mà các thế hệ ông cha

ta đã sáng tạo, bồi đắp và nuôi dưỡng

nó. Tuy nhiên, so với âm nhạc đại chúng

đương thời thì nhạc truyền thống có số

lượng khán giả ít hơn. Song không vì

thế mà nhạc truyền thống mất đi vị trí

quan trọng, độc lập và không trộn lẫn

của nó, tôi nghĩ như vậy.

Đến với công việc nghiên cứu

âm nhạc, theo anh cần có những tiêu

chí gì?

Ngành nghề nào cũng cần những

tiêu chí. Nhưng với âm nhạc, nhất là lại

ở khía cạnh nghiên cứu – lí luận thì cần

những tiêu chí riêng. Chẳng hạn như

cần có sự cảm nhận nghệ thuật tốt để

nhận biết được trong số rất nhiều người

mình tiếp xúc, ai thực sự là “di sản”, ai

thực sự là người mình cần tìm. Bên

cạnh đó, cũng đòi hỏi những tiêu chí

chung, chẳng hạn

như có thể nhìn đối

tượng nghiên cứu

từ góc nhìn tổng

hợp và quy nạp,

cần sự kiên trì, liên

tục trau dồi kinh

nghiệm và một yếu

tố rất quan trọng là

tự tin vào nhận định

hoặc hướng đi của

mình. Nếu một

người không có

quan điểm chắc

chắn mà hay bị lung

lay bởi những yếu

tố tác động bên

ngoài sẽ rất khó làm

công việc này đến

nơi đến chốn.

Hướng đi của anh là tìm đến cái

mới hay khôi phục lại những gì

đã có?

Có lẽ sẽ là cả hai. Truyền thống là

thứ quý giá của dân tộc, nếu tìm được

những mảnh vỡ của truyền thống thì lập

tức phải phục hồi lại ngay. Giống như

những gì tôi đã được cùng các thầy của

mình làm cho xẩm ở giai đoạn những

năm đầu thế kỉ 21, để hôm nay mới có

nhiều làn điệu, bài xẩm trở nên quen

thuộc. Bên cạnh đó, tôi cũng tìm hiểu để

thổi vào những giá trị thời đại trong

những sáng tác thuộc mảng âm nhạc

dân tộc cổ truyền của mình.

Người ta đã nói rất nhiều về tình

yêu của anh dành cho nghệ thuật

truyền thống. Vậy anh đã bao giờ liều

lĩnh đánh đổi để có sự thành công?

Tôi chỉ làm việc đơn thuần theo trái

tim mách bảo, chưa bao giờ tự đưa

mình vào một canh bạc để đứng trước

sự đánh đổi lấy thành công. Hơn nữa,

ngay từ khi dành một phần công việc

của mình cho sự nghiên cứu – phục hồi

giá trị âm nhạc truyền thống, tôi cũng

không cần mình sẽ nổi tiếng, được mọi

người biết đến. Tuy nhiên, thành công ở

khía cạnh thành quả tâm sức của mình

được đón nhận thì đó là một điều tôi

luôn hướng tới và cố gắng hàng ngày

để đạt được nó. Ngay cả thời điểm này,

tôi vẫn đang đi trên

con đường để tìm tới

sự thành công ở khía

cạnh đó.

Dự định của

anh trong thời gian

tới sẽ là gì?

Tôi cũng không có

nhiều dự định xa xôi

mà chỉ đặt cho mình

những công việc xử lí

trước hay sau thôi.

Năm nay, nhóm Xẩm

Hà Thành, tôi và nghệ

sĩ Mai Tuyết Hoa đang

cố gắng để có thể tổ

chức được một Liên

hoan Hát xẩm tổ chức

ở tỉnh Ninh Bình, quê

hương nghệ nhân Hà Thị Cầu – người

thầy dân gian của chúng tôi. Tôi muốn

ra một cuốn sách về âm nhạc truyền

thống cho riêng mình. Tiếp tục trình diễn

âm nhạc truyền thống theo hình thức

âm nhạc diễn giải.

Xin cảm ơn anh!

VĂN HƯƠNG

(Thực hiện)

“Được đi trên con đường mình

yêu thích và lựa chọn là điều mà

tôi cảm thấy thoải mái nhất. Tất

nhiên, để đi được đường dài thì

tôi sẽ phải chấp nhận hi sinh

những điều khác. Ở khía cạnh

biểu diễn cũng vậy, tôi thường

hướng tới âm nhạc diễn giải, để

khán giả đến với những chương

trình chúng tôi làm hiểu hơn giá

trị truyền thống”, nghệ sĩ

Nguyễn Quang Long.

Nghệ sĩ Quang Long cùng nhóm hát xẩm Hà thành