Background Image
Previous Page  7 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 7 / 92 Next Page
Page Background

Truyền hình

-

7

chuyện về tình bạn rất nhân văn giữa

Đại tá Phạm Xuân Phương và viên

Tướng Pháp Bigeard, một câu chuyện

chúng tôi tình cờ biết được trong cuộc

gặp gỡ với Đại tá Phạm Xuân Phương

vào giai đoạn cuối của quá trình

thực hiện.

Theo chị,

đâu là bí quyết để kéo

khán giả ngồi trước màn hình khi xem một

talk show dài tới 1 giờ đồng hồ mà lại là

một chương trình chính luận như

Điện Biên

Phủ - Kí ức và lịch sử

?

-

Điểm thành công chính là sự tự

nhiên của các câu chuyện trong dòng kí

ức của nhân chứng. Hãy tôn trọng và

truyền lại nguyên vẹn kí ức của họ, dù

chỉ là những bức thư của người lính

Pháp trong 55 ngày đêm hay là những

xúc cảm của các cựu chiến binh Việt

Nam trong các câu chuyện không thể

quên của họ. Với người dẫn chương

trình thì điều quan trọng là cần đồng

cảm với nhân vật, trò chuyện, gặp gỡ

nhân vật nhiều lần trước đó để hiểu họ,

thực sự đồng hành trong các câu chuyện

của họ. Không có câu chuyện, không có

chi tiết nào mà không có giá trị riêng của

nó, điều quan trọng là chúng ta khai

thác và chuyển tải như thế nào trong

chương trình. Hơn một nửa các câu hỏi

của tôi trong cuộc giao lưu là không định

trước, nó tới một cách tự nhiên trong quá

trình phỏng vấn các cựu chiến binh. Điều

quan trọng là chính người dẫn cũng

phải giữ được cảm xúc và sự tự nhiên,

không gò ép khiên cưỡng theo một kịch

bản nào, điều đó tạo nên sự chân thực

và thu hút người xem.

Không chấp nhận đường mòn khi

khai thác đề tài chiến tranh

Đã có rất nhiều chương trình chính

luận mang thương hiệu của Ban Truyền

hình Đối ngoại - VTV4 được dư luận đánh

giá cao như:

Gala Nghệ thuật quân

sự,

Những người ở lại, Điện Biên Phủ - Kí ức

và lịch sử

… Có một điểm chung, những

chương trình này đều khai thác đề tài

chiến tranh. Với nhiều người thì đây là

mảng đề tài khó có thể làm hay còn với

chị và ê kíp phóng viên VTV4 có vẻ như

dễ dàng hơn? Bí quyết thành công của chị

cùng các đồng nghiệp là gì?

-

Tôi nhớ câu nói của một nhà nghiên

cứu người Pháp trong chương trình Gala

Nghệ thuật quân sự nói rằng: “Không

ai, dù là một nhà báo hay nhà nhiếp

ảnh, quay phim có thể mô tả hết diễn

biến của một cuộc chiến tranh. Không

bao giờ có một góc nhìn toàn diện đầy

đủ về một cuộc chiến. Do đó lịch sử

chiến tranh là một đề tài bất tận, không

bao giờ có thể nói đủ và hết”. Có lẽ vậy

mà càng đi sâu vào các đề tài lịch sử,

càng đọc và nghiên cứu chúng ta thấy

sẽ không bao giờ hết những điều cần

nói. Điều quan trọng với báo chí, đặc

biệt là báo hình là cách thức chuyển tải

tới người xem như thế nào. Trong

Điện

Biên Phủ - Kí ức và lịch sử,

một trong

những thách thức lớn nhất của chúng tôi

là tìm cách thể hiện mới, chúng tôi không

chấp nhận con đường mòn là sử dụng

hình tư liệu đắp vào những kiến thức từ

sách vở, điều cốt yếu là cần tìm những

câu chuyện cụ thể và nhân chứng sống

cùng cách thức kể chuyện mới. Một

trong những thành công của chương

trình chính là việc mỗi phóng sự có một

cách thể hiện khác nhau, có tổng hợp cả

việc dùng đồ họa với phóng viên kể

chuyện tại chỗ, phóng sự thực hiện ở

thực địa có chứng tích và sử dụng cả

tranh vẽ trên nền lời kể của nhân

chứng… sự tham gia tích cực của các

phóng viên thường trú tại Nga, Mỹ,

Trung Quốc, Bỉ và qua trả phỏng vấn

các nhà nghiên cứu quốc tế cũng đã tạo

thêm sức mạnh cho chương trình. Điều

chúng tôi rút ra sau chương trình này là

sự cầu toàn và khó tính với sản phẩm

của chính mình, không chấp nhận cái

cũ, hãy trau chuốt dù chỉ là một chi tiết

nhỏ. Nếu chương trình thực sự độc đáo

thì người xem sẽ nhớ đến nó. Đó đã là

thành công rồi.

Xin cảm ơn chị!

Góc khuất phía sau dư luận

PV:

Khi dư luận xã hội, báo chí

truyền thông liên tục mổ xẻ những sơ suất

của ngành y, các bạn có sợ đề tài

Nỗi

đau người thầy thuốc

sẽ khó thuyết phục

khán giả?

- PV Vân Anh:

Chữ “Đạo” trong

nghề y rất dễ hiểu, đó là chữa bệnh cứu

người, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Thế

nhưng, hành đạo như thế nào cho

đúng, đó là điều chúng tôi muốn tìm hiểu

sâu hơn nữa. Ý tưởng về phim tài liệu

Nỗi đau người thầy thuốc

được khởi sinh

như thế. Thông qua bộ phim, chúng tôi

mong công chúng hiểu rõ hơn về những

“nỗi đau” chưa nhìn thấy, chưa hiểu,

chưa thấu cảm và bao dung đối với

nghề y.

Với ý tưởng đó, chúng tôi đã nghĩ

đến việc khán giả, công chúng khó chấp

nhận, hoặc không cẩn thận, bộ phim sẽ

bị coi là tô hồng cho ngành y. Nhưng

nhờ có sự khích lệ từ lãnh đạo Trung tâm

phim tài liệu và phóng sự, chúng tôi đã

bắt tay vào sản xuất.

Triển khai một đề tài nhạy cảm như

vậy, các bạn đã gặp những khó khăn gì

trong việc tìm kiếm nhân vật? Có lúc nào

các bạn nản chí?

- Đúng là có không ít khó khăn, nhất

là khi mới triển khai hướng đi cho kịch

bản phim và việc tìm kiếm nhân vật,

Cẩm Hà - Yến Trang

(Xem tiếp trang 8)

“Những năm gần đây, ngành y

nổi lên những thông tin xấu. Trước

đây, do nhận thức chưa đầy đủ, bản

thân chúng tôi cũng có những phản

ứng tiêu cực. Nhưng rồi, dần đã nhìn

ra những góc khuất phía sau những

điều mà báo chí, truyền thông và dư

luận phản ứng” - Đại diện cho nhóm

tác giải vừa đoạt giải B - Giải Báo

chí Quốc gia 2014, PV Vân Anh

(Trung tâm phim tài liệu và phóng sự)

đã chia sẻ nỗi trăn trở cũng như khó

khăn khi thực hiện phim tài liệu

Nỗi

đau người thấy thuốc

.