Table of Contents Table of Contents
Previous Page  18 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 18 / 92 Next Page
Page Background

18

ĐỐI THOẠI

Nhà thơ, nhà báo Hữu Việt

“LUÔN NGHIÊM KHẮC

TRONG SÁNG TẠO”

Cảm xúc của anh khi tác phẩm

Gọi

được chọn là bài thơ chủ đề

trong bộ phim

Ngày ấy mình đã

yêu?

Anh có nhớ mình sáng tác bài

thơ này vào thời gian nào không? 

Tôi thấy vui vì bài thơ của mình đã

góp một chút nho nhỏ cho thành công

của bộ phim. Làm thơ mà có thêm

người tri âm là hạnh phúc. Lần này,

người tri âm ấy lại đến từ phim ảnh thì

thật bất ngờ. Tôi không nhớ chính xác

mình viết bài thơ này từ khi nào, quãng

những năm 2000 gì đó. Gọi ở đây

không phải là tiếng gọi một sự việc cụ

thể và càng không phải chỉ là tiếng gọi

của tình yêu mà là tiếng gọi những giai

đoạn của cuộc đời ta đã đi qua, trong

đó có cả sự day dứt, niềm hân hoan,

hạnh phúc lẫn nuối tiếc...

Lí do nào bài thơ của anh xuất

hiện trong bộ phim? 

Tôi nhớ khoảng tháng 8 năm ngoái,

biên kịch Nguyễn Thu Thủy hiện đang

công tác tại VFC nhắn tin qua

Facebook, nói chị đang viết kịch bản

phim, trong đó có nhân vật nữ hay đọc

thơ. Vì chị thích bài thơ

Gọi

từ khi còn

ngồi trên ghế nhà trường nên muốn xin

phép tôi cho cô gái trẻ trong phim đọc

bài thơ này. Tôi thấy việc này cũng

bình thường nên đồng ý ngay. Trước

khi bộ phim được ra mắt, chị Thủy

cũng nhắn tin báo cho tôi, một sự chu

đáo rất đáng cảm kích. 

Như anh đã nói, khi thơ tìm

được một người tri âm đã là điều

hạnh phúc, niềm vui ấy được nhân

lên khi số đông cộng đồng chia sẻ

trên mạng Internet. Nhưng anh cũng

cho rằng, đó cũng là lời cảnh tỉnh để

tác giả phải cảnh giác? 

Đúng vậy. Sự cảnh giác ở đây là

đừng nên coi đó như một cái gì quá

ghê gớm. Nhà thơ nổi tiếng người

Pháp - Apollinaire nói: Cái đẹp nằm ở

phía chân trời. Nghĩa là cái mà chúng

ta cầm thấy, sờ thấy, nhìn thấy, thậm

chí bỏ vào trong túi được, thì đó không

còn là cái đẹp nữa. Cái đẹp là cái mà

chúng ta dường như vẫn phải đi tìm

suốt đời mình. Đó là vẻ đẹp của thẩm

mĩ, xa vời, khó nắm bắt, chứ không

phải là một vẻ đẹp cụ thể. Cái đẹp cụ

thể một ngày nào đó sẽ tan biến theo

cảm xúc hoặc cách cảm nhận của mỗi

con người. Tôi quan niệm rằng, trong

cuộc đời không có một cái đẹp nào

vĩnh cửu, bởi nếu nó vĩnh cửu thì thế

giới này sẽ trở nên tẻ nhạt. 

Có thể coi

Gọi

là chiêm nghiệm

tình yêu đầu đời, hậu tan vỡ, nhưng

không hề chứa đựng hận thù mà

đầy ắp những kỉ niệm đẹp và hoài

niệm về quá khứ. Vậy khi làm bài

thơ này, anh có đang yêu ai? Và anh

viết là để tặng “người đó”? 

Mọi người thường nghĩ rằng, khi

làm một bài thơ tình là phải đang yêu

hoặc làm để tặng cho một người cụ thể

TÔI QUYẾT ĐỊNH GẶP GỠ

HỮU VIỆT BỞI QUÁ ẤN TƯỢNG

VỚI TÁC PHẨM

GỌI

ĐƯỢC

CHỌN LÀM BÀI THƠ CHỦ ĐỀ

CHO PHIM

NGÀY ẤY MÌNH ĐÃ

YÊU,

MỘT DỰ ÁN PHIM CỦA

VTV. BÀI THƠ ĐƯỢC KHÁN GIẢ

TRUYỀN HÌNH YÊU THÍCH VÀ

LAN TRUYỀN TRÊN MẠNG XÃ

HỘI, ĐẶC BIỆT LÀ ĐƯỢC THỂ

HIỆN QUA GIỌNG ĐỌC RẤT

“NGỌT” CỦA DIỄN VIÊN

NHÃ PHƯƠNG.