Table of Contents Table of Contents
Previous Page  19 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 19 / 92 Next Page
Page Background

19

CHƯƠNG TRÌNH MỚI

“H

át cho đồng bào tôi nghe” là

phong trào có tính quần

chúng rộng rãi, với nhiều hình

thức sinh động, phong phú,

nòng cốt của phong trào là Đoàn Văn

nghệ sinh viên - học sinh Sài Gòn, thuộc

Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, trong thập

niên 1960 thế kỉ trước. Khởi đầu của

phong trào có tính tự phát, sau khi được

sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải

phóng miền Nam Việt Nam đã có tính tổ

chức. Phong trào đã tập hợp được đông

đảo lực lượng yêu nước, phản đối chiến

tranh, kêu gọi giữ gìn bản sắc văn hóa

nước nhà và hòa bình cho dân tộc, tạo

nên một làn sóng tác động đến nhiêu măt

đời sống chính trị - văn hoá - xã hội trong

các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ

thời đó. “Hát cho đồng bào tôi nghe” đã

gắn liền với những tên tuổi như: Tôn

Thất Lập, Trần Long Ẩn, La Hữu Vang,

Nguyễn Phú Yên, Miên Đức Thắng,

Nguyễn Nam, Trương Quốc Thắng,

Nguyễn Văn Sanh, Trần Xuân Tiến… Dù

hoàn cảnh hoạt động vô cùng khắc

nghiệt, bị kiểm soát chặt chẽ trong vùng

do Mỹ và Việt Nam Cộng hòa kiểm soát,

nhưng các nhạc sĩ, ca sĩ đã dũng cảm,

mưu trí đấu tranh bằng lời ca tiếng hát để

đánh thức lòng yêu nước, yêu hòa bình

của giới trẻ. Các ca khúc được sáng tác

trong thời kì này rất đa dạng, từ ý chí kêu

gọi đấu tranh đến âm hưởng dân ca với

ca từ trong sáng, mượt mà dễ đi vào lòng

Hát cho dân tôi nghe

LÀM SỐNG LẠI

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

CHƯƠNG TRÌNH CA NHẠC

HÁT CHO DÂN TÔI NGHE

(PHÁT SÓNG 8H30

CHỦ NHẬT TUẦN THỨ TƯ HÀNG THÁNG, TRÊN KÊNH VTV9) RA ĐỜI TỪ

ĐẦU NĂM 2019 ĐỂ TÔN VINH NHỮNG CA KHÚC TRUYỀN THỐNG CỦA

THỜI KÌ CÁCH MẠNG MIỀN NAM, GÓP PHẦN ĐỊNH HƯỚNG THẨM MĨ

ÂM NHẠC CỦA CÔNG CHÚNG.

người. Dù bài ca, tiếng hát khiến không

ít người bị bắt bớ, tra tấn, rơi vào cảnh tù

tội nhưng họ vẫn kiên cường hoạt động

cách mạng với niềm tin tất thắng.

Trong dòng chảy âm nhạc với muôn

vàn màu sắc như hiện nay, dòng nhạc

truyền thống và cách mạng vẫn đang giữ

được vị trí của mình trong lòng khán giả

yêu nhạc.

Hát cho dân tôi nghe

là một

chương trình như thế. Chương trình có

thời lượng 30 phút/số, chọn ba ca khúc

nổi tiếng để dàn dựng và tọa đàm.

Những ca khúc sôi động một thời được

tầng lớp trí thức yêu nước, yêu hoà bình,

mong mỏi ngày thống nhất đất nước đã

sáng tác, biểu diễn và truyền bá đều

được dàn dựng mới hoàn toàn với phần

thể hiện và minh họa của những ca sĩ, vũ

công thuộc thế hệ trẻ như: ca sĩ Dương

Quốc Hưng, Duyên Quỳnh, Duy Linh,

nhóm Lạc Việt, Sen Việt, 135… Bên

cạnh đó,

Hát cho dân tôi nghe

còn có

phần tọa đàm của các khách mời là

những nhạc sĩ lão thành, nhà nghiên

cứu, lí luận phê bình âm nhạc, nhà thơ,

nhà văn, học giả trí thức... Sự góp mặt

của tác giả ca khúc, khách mời từng

quen biết tác giả và cũng là thành viên

tích cực của phong trào đấu tranh nên

mang đến cho chương trình nhiều câu

chuyện thú vị, kỉ niệm sâu sắc. Đây là

những tư liệu quý giá giúp người yêu

nhạc, khán giả xem truyền hình có dịp

hiểu hơn về các ca khúc mà họ yêu mến

hàng chục năm qua.

Một nửa khách mời của chương trình

là cựu tù binh chiến tranh - những người

đã sống, chiến đấu và gắn bó với những

ca khúc cách mạng. Một số tập có sự

tham gia của đội văn nghệ CLB Truyền

thống Thành Đoàn TP.HCM nguyên là

những HS - SV trong phong trào đấu

tranh HS - SV Thành Đoàn 1965 - 1975

nên tạo không khí trao đổi sôi nổi, xúc

động trong từng lời hát, từng câu chuyện.

Bên cạnh đó chương trình cũng mời

khán giả trẻ tham gia chia sẻ những cảm

nhận của họ về các ca khúc gắn với một

thời kì lịch sử để tạo nên những góc nhìn

đa chiều.

L.P