Previous Page  18 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 18 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Mậu Tuất 2018

18

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ tư, một cuộc cách

mạng sản xuất mới gắn liền với những đột

phá chưa từng có về công nghệ, tác động

mạnh mẽ đến toàn thể cơ cấu nền kinh tế

trên toàn cầu. Trong bối cảnh đó, con

người sẽ vận động ra sao trong một nền

kinh tế số, giữa dòng chảy của cuộc cách

mạng 4.0 đang diễn ra từng ngày.

Tạp chí

kinh tế cuối năm

sẽ đi tìm lời giải cho câu

hỏi này.

“Chuyển động 4.0” trong một nền

kinh tế thông minh

Lấy chủ đề chính là

Chuyển động 4.0,

chương trình

Tạp chí kinh tế cuối năm

sẽ đưa khán giả đến với những

điểm nhấn và xu hướng trong đời sống sinh

hoạt của con người và rộng hơn là cả

nền kinh tế toàn cầu, dưới tác động

của cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư.

Nhà báo Trần Việt - Phó

Giám đốc VTV24, người chịu

trách nhiệm sản xuất chương

trình cho biết: “Sau rất nhiều

cân nhắc, chúng tôi quyết định

chọn ý tưởng từ cuộc cách

mạng khoa học 4.0 làm chủ đề

xuyên suốt

Tạp chí kinh tế cuối năm

.

Đó không chỉ là câu chuyện nổi bật, có

sức ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời

sống, được nhắc đến nhiều nhất trong năm qua, mà còn

là một xu hướng toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam đang

bước vào giai đoạn đầu tiên của cuộc cách mạng 4.0,

với quá trình vận hành mới cho nền sản xuất dựa trên

những ứng dụng công nghệ số”.

Chủ đề chính của chương trình được thể hiện dưới

bốn câu chuyện hấp dẫn:

Big Data

(Dữ liệu lớn) - thuật

ngữ dùng để chỉ tập hợp dữ liệu rất lớn, được ví như “dầu

mỏ” của kỉ nguyên số, là nguyên liệu, đầu vào cho các

doanh nghiệp phát triển trong giai đoạn hiện tại và tương

lai;

Kinh tế chia sẻ

- mô hình thị trường dựa trên chia sẻ

quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ thông qua các

dịch vụ trực tuyến;

Tiền ảo Bitcoin

- loại tiền mã hóa đang

làm mưa làm gió trên thị trường tài chính với nhiều tranh

cãi, nhiều chính sách điều chỉnh khác nhau ở các quốc

gia; và

Robot

- một sản phẩm trí tuệ nhân tạo đang mở ra

một kỉ nguyên mới cho lĩnh vực tự động hóa.

Những nhân vật đặc biệt

Một trong những điểm nhấn của chương trình năm

nay là cách kể chuyện mới lạ, được thể hiện dưới sự hỗ

trợ của hiệu ứng ánh sáng và kĩ thuật đồ họa 3D tiên

tiến nhất. Khán giả sẽ được trở lại bối cảnh quen thuộc

trong bộ phim

Người phán xử

. Bitman, người đàn ông

ẩn danh trong phần Bitcoin, sẽ được chương trình đưa

ra để “phán xử”.

Sân khấu chương trình được thiết kế

giống võ đài boxing với những võ sĩ thi

đấu thực sự. Người xem cũng có thể bắt

gặp một đoàn quân robot trên trường

quay với những tương tác thông minh

với khán giả. Đặc biệt, sẽ xuất hiện

thêm một nhân vật ảo trong thế giới số

trên trường quay. Đó là Mr Share ở

phần

Kinh tế chia sẻ

; hay nhân vật

giống hệt với người dẫn trong phần

Big Data

.

Bốn biên tập viên đảm nhận dẫn dắt

chương trình là: Hoài Linh, Việt Hoàng, Minh Long và

Như Anh cũng đồng thời là những người trực tiếp xây

dựng nên chương trình. Bên cạnh họ sẽ có một MC

chính khác, một “người dẫn” xuyên suốt chương trình -

một chú robot có thật đang tồn tại ở Hà Nội.

Những chuyện sau ống kính

Nhóm sản xuất chương trình đã có nhiều chuyến tác

nghiệp đến những quốc gia in đậm dấu chân của cuộc

cách mạng số. Với BTV Minh Long là những ngày tác

nghiệp dưới cái rét thấu xương -11 o C tại Trung Quốc,

quốc gia chiếm đến 80% “trữ lượng” bitcoin của thế giới.

Đặt chân đến Tứ Xuyên, nhóm thực hiện đã vô cùng

khó khăn để lần tìm vị trí của các xưởng sản xuất bitcoin

(nơi đặt máy tính). Chỉ bằng linh cảm, ekip phán đoán

hướng đi dựa trên những hình ảnh thu được từ Internet.

Sau khi may mắn tìm được một mỏ “đào” bitcoin, BTV

Minh Long bị chủ mỏ từ chối và buộc phải tìm sang mỏ

khác. Sau nhiều nỗ lực thuyết phục, ekip đã được phép

thâm nhập vào mỏ trong thời gian hết sức hạn chế và

chỉ được ghi hình bằng máy quay nhỏ handycam.

Ở một chuyến đi khác đến đất nước Mặt trời mọc -

Nhật Bản, BTV Như Anh đã ghi nhận được nhiều câu

chuyện khiến khán giả không khỏi ngạc nhiên về nơi

được mệnh danh là “quốc gia của robot”. Những câu

chuyện về trí tuệ nhân tạo đã vượt quá hình dung của

người thực hiện. Dự đoán, trong 50 năm nữa, dân số

Nhật Bản sẽ giảm chỉ còn một nửa so với hiện tại. Khi

dân số đang trở nên già đi, người Nhật buộc phải tạo

ra những máy móc thay thế con người. Tuy nhiên, chia

sẻ của Giáo sư Hiroshi Ishiguro, một huyền thoại trong

ngành công nghiệp robot, sẽ khiến chúng ta thay đổi

nhìn nhận về loại hình trí tuệ nhân tạo này: “Trong

tương lai, con người buộc phải chia sẻ với robot về mặt

dịch vụ, tinh thần và sản xuất kinh tế... Dù phát triển

đến mức độ nào, con người sẽ vẫn cưỡi trên làn sóng

công nghệ chứ chưa bao giờ công nghệ có thể làm chủ

con người”.

Lần theo hành trình mang

võ Việt ra thế giới

Việc mang võ Việt ra thế giới là sự

thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân

tộc của các thế hệ võ sư Việt Nam tại

hải ngoại. Qua đó, những giá trị cao

đẹp của tinh thần nhân văn, cao thượng

của dân tộc Việt Nam luôn được đón

nhận và lan tỏa. Tổng đạo diễn Hà

Mạnh Thắng cho biết: “Qua tìm hiểu,

chúng tôi biết được, quá trình truyền bá

võ Việt ra thế giới là một quá trình rất

vất vả, nhiều khó khăn. Đây là sự nỗ lực

tuyệt vời của các thế hệ võ sư Việt Nam

và võ sư người nước ngoài yêu võ Việt,

thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, khẳng

định

Tôi là người Việt Nam

. Đó chính là

những ý tưởng để chúng tôi xây dựng

chương trình, thể hiện sự tự hào dân tộc

qua phong trào võ thuật Việt Nam đang

ngày một phát triển trên chính những

quốc gia phát triển hàng đầu thế giới”.

Để tìm được câu chuyện hấp dẫn

như của cố đại võ sư Nguyễn Đức Mộc -

người đưa võ Việt Nam sang Pháp từ

những năm 40 của thế kỉ trước và người

học trò ngoại quốc nối nghiệp ông, võ sư

Olivier Barbey - hiện là Chủ tịch Liên

đoàn võ quốc tế Sơn Long quyền thuật -

là điều không đơn giản. “Từ khi có

manh mối cho đến lúc gặp được võ sư

Olivier cũng trải qua một quá trình dài.

Rất may là chúng tôi có những đầu mối

Sức mạnh về nguồn cội đã

giúp người Việt ở khắp nơi

trên thế giới gìn giữ được

những nét truyền thống và

bản sắc Việt. Các câu chuyện

“độc” và “lạ” của người Việt

ở: Mỹ, Australia, quốc đảo

Vanuatu ở Nam Thái Bình

Dương và đất nước Senegal

ở châu Phi xa xôi sẽ được

Ngày trở về 2018 - Cội nguồn

thương nhớ

kể với khán giả

trong dịp Tết Nguyên đán

Mậu Tuất.

L

à chương trình mang thương

hiệu của Ban Truyền hình Đối

ngoại, Gala

Ngày trở về

năm

nay bước vào năm thứ 8. Điều

cảm động nhất mà khán giả có thể

nhận được từ những câu chuyện trong

Gala Ngày trở về

là: dù ở bất cứ

phương trời nào, người Việt cũng nặng

lòng với quê hương. Với những người

làm chương trình, mỗi lần khép lại một

chương trình gala, gần như ngay lập

tức lại bắt tay vào chiến dịch tìm kiếm

những câu chuyện mới cho chương trình

kế tiếp.

Hàng năm trời tìm kiếm, liên hệ nhân

vật và lên các phương án sản xuất cho

Gala Ngày trở về 2018

, bốn ekip đã bắt

tay vào sản xuất dưới sự chỉ đạo sát sao

của lãnh đạo Ban. Ekip của BTV Hồng

Nhung và 2 quay phim Đức Thiện, Tiến

Vũ lên đường tới đảo quốc Vanuatu và

Tạp chí kinh tế cuối năm

Chuyển động 4.0

DIỆP CHI -

Ảnh:

HẢI HƯNG

Bitman - người đàn ông ẩn danh trong phần Bitcoin

Nhà báo Trần Việt

BTV Thu Hương xuất hiện trên võ đài boxing

Sân khấu chương trình là một võ đài