Previous Page  11 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 11 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Mậu Tuất 2018

11

sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn làm cho cán bộ,

đảng viên phấn khởi, tạo động lực mới, phát huy

tinh thần làm chủ của người lao động.

Đón xuân mới Mậu Tuất 2018, chúng ta lại nhớ

đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh gần 50 năm

trước, đúng vào ngày thành lập Đảng (3/2/1969),

trong bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét

sạch chủ nghĩa cá nhân”. Dường như dự báo về

nguy cơ của sự tha hóa về đạo đức và chủ nghĩa

cá nhân của một số ít cán bộ, đảng viên, trước lúc

đi xa, Người căn dặn: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải

đặt lợi ích cách mạng của Đảng, của nhân dân lên

trên hết, trước hết… Phải đi sâu, đi sát thực tế, gần

gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền

làm chủ tập thể của nhân dân. Phải cố gắng học

tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt

mọi nhiệm vụ…”

2

Lịch sử phát triển của đất nước trước mọi

bước ngoặt càng thấy rõ vai trò của đội ngũ cán

bộ. Xã hội phát triển, đòi hỏi năng lực của người

lãnh đạo, quản lí phải ngang tầm. Nhưng

điều đáng suy nghĩ là nhiều khi mặt yếu

kém của người lãnh đạo, quản lí,

của những người thực thi công vụ

lại không chỉ ở năng lực hiểu biết.

Vấn đề lớn hơn, nguy hại hơn là

ở văn hóa, tức là đạo đức, phẩm

chất, tính trung thực, tính pháp

luật yếu kém dẫn đến nguy cơ

ngày càng thoái hóa. Điều này tác

động rất lớn đến sự tôn nghiêm của

xã hội, sống và làm việc theo pháp

luật. Chính văn hóa lãnh đạo, quản lí sa

sút đã ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ cán bộ

trẻ tuổi, thậm chí làm thui chột tài năng của họ.

Xuân này nhắc đến phương châm 10 chữ năm

2018 của Chính phủ: “Kỉ cương, liêm chính, hành

động, sáng tạo, hiệu quả” lại nhớ về đội ngũ cán bộ

trước đây do Đảng và Bác Hồ đào tạo, xây dựng.

Từ sau Cách mạng tháng Tám, đội ngũ cán bộ trẻ

tuổi, thậm chí nhiều người chưa được học hành ở

một trường lớp nào một cách chu đáo nhưng lại

được dân tin, yêu. Đó chính là sự cảm hóa bởi tinh

thần phục vụ, phong cách làm việc, thái độ trách

nhiệm với dân, với người lao động, tức là mặt văn

hóa của lãnh đạo, quản lí. Bác Hồ luôn quan tâm

sâu sắc đến việc xây dựng một đội ngũ cán bộ có

uy tín. Một cán bộ địa phương, một già làng, trưởng

bản có uy tín thì thuyết phục được dân trong việc

thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, yêu thương

cộng đồng. Một cán bộ cấp trên có uy tín khi xuống

cơ sở chỉ đạo thì cán bộ cấp dưới và nhân dân lắng

nghe, thực hiện và sẵn sàng nói hết những suy nghĩ

của mình. Nếu không có uy tín thì người ta chỉ nghe

và “dạ dạ, vâng vâng”, rồi đâu vẫn hoàn đó.

Chỉ có những người có phẩm chất, năng lực thực

sự, lời nói đi đôi với việc làm, đặt lợi ích tập thể, xã

hội, đất nước lên trên hết mới có uy tín. Họ là người

được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta “chọn mặt

gửi vàng”, được giao phó đúng người, đúng

việc. Người được giao việc cũng phải biết

mình, biết ta, nhận những phần việc

đúng năng lực, sở trường. Đối với

đội ngũ cán bộ thì uy tín là tài

sản, một khi đã mất đi thì không

thể mua lại được. Trong điều

kiện môi trường xã hội không

ngừng đổi mới của thời kì đất

nước phát triển và hội nhập,

việc xây dựng uy tín của người

lãnh đạo và đội ngũ cán bộ

đòi hỏi rất cấp thiết và khó khăn

hơn. Để có và giữ được uy tín, họ

phải không ngừng học tập và rèn luyện

mình, đấu tranh chống lại cám dỗ vật chất tầm

thường, thực sự “chí công vô tư”. Điều đó ai cũng

nói được nhưng thực hiện không dễ dàng chút nào.

Đằng sau mình có bao chuyện hi sinh, lợi ích của gia

đình, bè bạn, đấu tranh chống thói cục bộ, phường

hội, địa phương chủ nghĩa. Xin nhắc lại câu chuyện

cách đây chưa lâu, ông Chủ tịch UBND một thành

phố tâm sự: “Chúng tôi muốn nói lên một cái gì đó

thật nghiêm khắc với bản thân mình để làm sao khắc

phục được tình trạng một bộ phận quan liêu, cửa

quyền, nhũng nhiễu gây phiền hà cho nhân dân”.

Phải chăng là bắt đầu từ chính những cán bộ chủ

chốt, đứng đầu ở các đơn vị, các ngành, các địa

phương. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, chỉ

huy đơn vị phải là người “đứng mũi chịu sào”, nêu

tấm gương sáng để quy tụ trí tuệ, ý chí của tập thể,

thu hút nhân tâm của người dân, người lao động.

Mùa xuân cây đâm chồi, nẩy lộc. Nhưng

chuyển động đầu tiên là từ gốc rễ, đó là căn

nguyên, là cội nguồn sức sống đi từ chủ trương đến

hành động của Đảng và Nhà nước trong việc phá

vỡ các rào cản để phát triển kinh tế - xã hội, cải

cách hành chính, tăng cường kỉ cương, pháp luật,

đấu tranh quyết liệt với tệ nạn tham nhũng, lãng

phí, lợi ích nhóm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng

nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, ngăn chặn

đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng - chính trị và những

biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”… Những

chuyển động lớn lao đó là từ hành động tràn đầy

nhiệt huyết vì đất nước, vì nhân dân đang mang

lại sự đồng thuận xã hội, niềm tin của người dân,

nêu cao ý thức trách nhiệm công dân, của đội ngũ

cán bộ, đảng viên và mỗi con người như nhà thơ

Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

“Em ơi Đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất nước muôn đời…

(Trích trong

Mặt đường khát vọng

)

Xuân Mậu Tuất đã về, hứa hẹn tin vui với những

chuyển động mới mang ý nghĩa sâu xa từ những

cảm nhận và hành động của chúng ta trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Trước Tết Mậu Tuất

N.Đ

Ảnh: Hải Hưng

3