Background Image
Previous Page  10 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 10 / 64 Next Page
Page Background

10

K

hông thể phủ nhận rằng, các

nước Âu Mỹ đã rất thành công

trong việc sản xuất hàng loạt

chương trình truyền hình thực

tế (THTT) thuộc đủ mọi thể loại: ca hát

(phổ biến nhất), khiêu vũ, nấu ăn, trình

diễn thời trang, thiết kế… dành cho mọi

đối tượng từ chuyên nghiệp tới không

chuyên, từ người lớn tới trẻ em, từ các

ngôi sao giàu có, nổi tiếng đến người vô

gia cư, thất nghiệp… Đây cũng là những

chương trình mang đậm chất phương

Tây, thể hiện qua việc đề cao các giá

trị mang tính cá nhân, tôn trọng sự khác

biệt, các phát ngôn thẳng thật, không

loại trừ yếu tố gây sốc và đậm tính giải

trí. Nhờ bề dày kinh nghiệm của các nhà

sản xuất lão luyện, tài năng, những giá

trị, định hướng ấy được thể hiện một

cách khéo léo qua các format thi thố

đầy hấp dẫn. Các chương trình như

Idol,

The Voice, So You Think You Can Dance,

MasterChef, Got Talent

đã vượt qua rào

cản biên giới để được phổ biến tại cả

trăm quốc gia với rất nhiều phiên bản

khác nhau.

Trong trào lưu THTT sôi nổi khắp thế

giới, Việt Nam được xem là khá nhanh

chân, nhạy bén trong việc mua bản

quyền thực hiện các chương trình đang

ăn khách nhất. Có format mới chỉ lên

sóng ở Mỹ chưa lâu và thuộc diện rất

phức tạp để triển khai thực hiện nhưng

đã có ngay phiên bản Việt như trường

hợp của

The Voice

. Khi Việt hóa, như

một điều tất yếu, các format nức tiếng

trên cần có sự điều chỉnh thích hợp cho

phù hợp với khán giả và thực tế tại Việt

Nam. Trong quá trình “bản địa hóa” ấy,

nhiều yếu tố được xem là hấp dẫn, chất

riêng của các format có thể phải gạn lọc

dẫn đến cảm giác chưa ưng ý, chưa hài

lòng trong bộ phận khán giả có điều

kiện theo dõi cả phiên bản gốc và phiên

bản Việt. Những phát ngôn thẳng tuột

đến khó tin của giám khảo, phản ứng

thái quá của thí sinh, các màn trình diễn

nhạy cảm… ít có cơ hội lên sóng, nếu

xuất hiện thì lại bị khoác mác scandal,

chiêu trò, gây tranh cãi. Trong chừng

mực nào đó, sở dĩ các format ăn khách

hàng đầu trên thế giới chưa chứng tỏ hết

sức mạnh khi về màn ảnh nhỏ Việt có lẽ

vì chưa tìm được cách dung hòa tốt nhất

giữa chất phương Tây đặc trưng với tâm

lí, thị hiếu người Á Đông.

Với các format truyền hình thực tế

xuất xứ từ các nước châu Á láng giềng,

việc tìm kiếm tiếng nói chung, cách thực

hiện xem ra đơn giản hơn. Từ các

chương trình Nhật Bản như:

Hành trình

kết nối trái tim, Con đã lớn khôn, Bạn

đường hợp ý, Vợ chồng son

, tới cơn sốt

xứ sở Kim Chi mang tên

Bố ơi, mình đi

đâu thế

? đều không quá khó khăn khi

chuyển sang phiên bản Việt. Bởi lẽ, cách

thức thực hiện theo kiểu hành trình trải

nghiệm, khám phá, hướng tới việc tìm

kiếm những giá trị tốt đẹp, tích cực trong

cuộc sống, trong các mối quan hệ… phù

hợp với khán giả châu Á vốn ưa thích

việc hướng tới bạn bè, gia đình, tập thể

hơn là quá đề cao cái tôi. Các format

của Hàn Quốc còn chú trọng đưa người

nổi tiếng vào các thử thách, trải nghiệm

Bố ơi, mình đi đâu thế, phiên bản Trung Quốc

Dòng chảy âm thầm, bền bỉ

Truyền hình thực tế châu Á

Xét về mức độ nổi tiếng, tầm ảnh

hưởng, độ ăn khách, hiếm chương

trình truyền hình thực tế nào ra đời

tại châu Á có thể sánh được với các

đại gia đến từ Âu - Mỹ. Nhưng bằng

sự gần gũi với thị hiếu, tập quán của

khu vực, những chương trình truyền

hình thực tế đến từ Hàn Quốc, Nhật

Bản, Trung Quốc đã từng bước chiếm

được thiện cảm của người dân Việt.

Bố ơi, mình đi đâu thế? phiên bản Việt

C

âu chuyện truyền hình