Table of Contents Table of Contents
Previous Page  4 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 4 / 64 Next Page
Page Background

4

CÂU CHUYỆN

TRUYỀN HÌNH

N

ếu như báo in chính thức bắt

đầu suy thoái từ những năm

2000 thì quá trình này diễn

ra với ngành truyền hình

muộn hơn, khoảng từ năm 2010. Kể từ

năm 2012, tốc độ xem truyền hình tại

hai thị trường truyền hình lớn nhất toàn

cầu là Anh và Mỹ giảm đều từ 3 - 4%

mỗi năm, và có xu hướng ngày càng tăng

cao, dự đoán ở mức 25 - 30% trong giai

đoạn 10 năm tiếp theo từ năm 2020.

Trong đó, khán giả tin tức thời sự của

truyền hình truyền thống tại Anh và Mỹ

hiện nay phần lớn là đối tượng người lớn

tuổi, trên 49. Cách đây 20 năm, khán giả

từng hướng tới và thích thú với truyền

hình truyền thống vì đó là một cách tiếp

nhận thông tin nhanh nhạy, sinh động,

đồng thời là một kênh giải trí hấp dẫn.

Truyền hình từng là nguồn tin tức thời sự

đáng tin cậy nhất của đông đảo công

chúng trong định nghĩa về “truyền thông

đại chúng”. Thế nhưng, ở thời đại hiện

nay, công chúng có thể tiếp cận thông

tin từ nhiều nguồn khác nhau, theo thời

gian thực như trên các blog, mạng xã

hội, các trang thông tin điện tử... Khán

giả cũng có thể tương tác trực tiếp với tin

tức đó thông qua thao tác, chức năng

phản hồi, bình luận, chia sẻ…

Có thể lấy một vài ví dụ điển hình

về sự đi xuống của mảng tin tức trên

truyền hình truyền thống: từ thời điểm

truyền hình bắt đầu suy thoái, tức năm

2010, bản tin nổi tiếng ITV Evening

News (Anh) từng thu hút khoảng 3,4

triệu người xem mỗi tối, đã bị giảm 40%,

xuống còn khoảng 2 triệu người vào cuối

năm 2015. Hay như trường hợp hãng

BBC, đài truyền hình công lớn nhất nước

Anh, một thương hiệu tin tức hàng đầu

thế giới. Từ vài năm nay, BBC phải đối

mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng

sau khi một bộ phận không nhỏ khán giả

trẻ của BBC chuyển sang xem Netflix

và các nền tảng trực tuyến khác. Theo

số liệu từ BBC, số lượng khán giả trẻ từ

16 - 24 tuổi dành nhiều thời gian cho

Netflix trong tuần hơn là các kênh tin tức

của BBC, thậm chí cả nền tảng số BBC

iPlayer. Một thống kê khác cho thấy,

80% trẻ em và thanh thiếu niên truy cập

YouTube để tiếp cận nội dung theo yêu

cầu, số lượng còn lại là Netflix và một

số ít ỏi cho BBC iPlayer. Theo BBC, thế

hệ trẻ chính là đại diện cho sự chuyển

đổi về số. Họ là nhóm khán giả thay đổi

nhanh nhất, thị hiếu cập nhật với thời

đại nhất. Hiện nay, độ tuổi người xem

truyền hình truyền thống cũng bị già hóa

đi một cách bất ngờ, hiện nay độ tuổi của

Fox News là 67, MSNBC là 63, CNN là

61. Độ tuổi đọc báo in New York Times

là 60 tuổi. Tại Mỹ, từ khoảng năm 2015,

có khoảng 65% người xem truyền hình

sử dụng Netflix, 34% Amazon Prime, và

16% Hulu…

Trong thời đại số, truyền hình truyền

thống nếu không thay đổi sẽ đứng trước

nguy cơ đi vào ngõ cụt, thậm chí đối mặt

với thách thức tồn tại hay không tồn tại.

Đối với cùng một nội dung thông tin thời

sự, điều gì có thể lôi kéo khán giả của

kỉ nguyên kĩ thuật số xem và tin tưởng

ở chương trình của các đài truyền hình

hơn tất cả các nguồn tin khác? Đây cũng

là một bài toán khiến các nhà đài phải

đau đầu đi tìm câu trả lời. Ngoài việc

cùng được truyền tải trên tất cả các nền

tảng công nghệ giống nhau (bao gồm kĩ

thuật số, mạng xã hội…) thì chất lượng

Tiệm cận thị hiếu công chúng

TIN TỨC THỜI ĐẠI SỐ

KỂ TỪ KHI CHIẾC TIVI RA MẮT LẦN

ĐẦU TIÊN VÀO GIỮA NHỮNG NĂM

1920, ĐẾN NAY TRUYỀN HÌNH THẾ

GIỚI ĐANG TRẢI QUA CHẶNG

ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN THỨ SÁU, VỚI

SỰ DỊCH CHUYỂN VỀ KHÔNG

GIAN, CHO PHÉP KHÁN GIẢ XEM

“MỌI LÚC MỌI NƠI” TRÊN CÁC

THIẾT BỊ DI ĐỘNG THÔNG MINH

KHÁC NHAU. SỰ THAY ĐỔI NÀY

ĐƯỢC THÚC ĐẨY MẠNH MẼ BỞI

THẾ HỆ NGƯỜI XEM TRẺ TUỔI,

ĐỒNG THỜI CŨNG LÀM THAY ĐỔI

SÂU SẮC THỊ HIẾU CỦA KHÁN GIẢ

TRUYỀN HÌNH, ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI

LĨNH VỰC TIN TỨC THỜI SỰ.

Khán giả thời nay có vô số cách tiếp cận tin tức