Previous Page  47 / 62 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 47 / 62 Next Page
Page Background

47

PAY TV

muộn hơn thời gian thông

thường. Hầu hết khách du

lịch đến Thimphu đều đã tập

trung bên ngoài hàng rào

sắt, nơi có các cảnh vệ bồng

súng đứng canh gác. Thông

thường, du khách chỉ được

đứng ngoài, xem và chụp

ảnh từ xa. Vì buổi lễ diễn ra

muộn nên may mắn chúng

tôi không phải đứng bên ngoài mà

được vào tận bên trong sân kì đài

chứng kiến nghi thức từ đầu đến cuối

ở khoảng cách rất gần. Toàn đội

nghi lễ có khoảng 20 người là các

cảnh sát Hoàng gia Bhutan, nhà sư

và đại diện Hoàng gia. Họ xuất phát

từ Thimphu Dzong qua cửa phụ của

hoàng cung rồi tiến về kì đài. Đi đầu

là đội lễ nhạc, tiếp theo là các nhà

sư, đội cảnh sát đi cuối cùng. Trụ cuốn

cờ được đội nghi thức khiêng qua

đoạn đường dài hơn 400 m tới kì đài,

đặt ở vị trí trung tâm của khu hành

chính. Đội nghi thức nhanh chóng

dàn đội hình chuẩn bị lễ hạ cờ. Đội

trưởng đội cảnh sát Hoàng gia thực

hiện nghi thức bồng súng chào cờ,

sau đó các nhà sư thực hiện các

nghi thức đọc kinh cầu nguyện, cúng

Phật. Sau tiếng hô của đội trưởng,

lá cờ được hai cảnh sát kéo dây hạ

xuống. Thấy chúng tôi trầm trồ về hình

ảnh rồng sấm giữ đá quý trong nanh

vuốt chiếm phần lớn diện tích lá cờ

Bhutan, anh chàng hướng dẫn viên

Kunzang hiểu ý và giải thích rất cặn

kẽ về ý nghĩa các biểu tượng và màu

sắc trên lá quốc kì của dân tộc mình.

Trong lịch sử, Bhutan được biết

đến bằng nhiều tên gọi, song

người Bhutan gọi quốc gia của

họ là Druk theo tên của rồng sấm

Bhutan. Theo các quy định pháp luật

về quốc kì được Quốc hội Bhutan xác

nhận trong kì họp thứ 36 năm 1972,

theo tuyên bố trong Hiến pháp năm

2008, màu vàng biểu thị truyền thống

dân gian và quyền lực thế tục với

vai trò là hiện thân của Druk Gyalpo,

long vương của Bhutan, là người có

y phục vương thất truyền thống bao

gồm một kabney (khăn choàng) màu

vàng. Nửa cam biểu thị truyền thống

tinh thần Phật giáo, đặc biệt là các

phái Drukpa Kagyu và Nyingma. Rồng

sấm Druk được đặt đều qua đường

giữa hai màu. Việc đặt Druk tại trung

tâm của quốc kì qua đường phân

chia giữa hai màu nền biểu thị tầm

quan trọng tương đương của các

truyền thống dân gian và tăng lữ tại

Vương quốc và gợi lên sức mạnh của

liên kết thiêng liêng giữa chủ quyền

và nhân dân. Màu trắng của Druk

biểu thị cho sự thanh khiết của những

tư tưởng nội tâm và hành động nhằm

đoàn kết toàn bộ nhân dân Bhutan

vốn đa dạng về dân tộc và ngôn

ngữ. Những đá quý được giữ trong

vuốt rồng tượng trưng cho sự thịnh

vượng, an ninh và bảo hộ nhân dân

tại Bhutan, trong khi nanh vuốt của

rồng biểu thị cam kết của các thần

linh Bhutan về việc bảo hộ đất nước.

Sau khi cờ được hạ xuống, đội

cảnh sát trang nghiêm ôm cờ bước

xuống kì đài để thực hiện nghi thức

cuốn cờ. Quốc kì treo ở Tashichho

Dzong có kích thước 6,4 x 4,3 m.

Quốc kì được bọc trang trọng và

đưa lên giá đỡ. Đội lễ nhạc bắt đầu

thắp trầm hương và tấu nhạc để di

chuyển. Đội nghi thức tiến về Hoàng

cung mang theo lá cờ. Quốc kì được

đưa vào Thimphu Dzong theo cửa

chính và canh gác cẩn thận để tiếp

tục thực hiện nghi thức treo cờ vào

sáng hôm sau. Toàn bộ nghi thức diễn

ra vô cùng trang nghiêm và đầy tâm

linh trong khoảng thời gian 15 phút.

Khi đoàn nghi thức đã khuất bóng,

chúng tôi mới chợt nhận ra không

gian xung quanh mình thật tuyệt,

vườn hoa hồng đang tỏa hương thơm

ngát, những cây bồ đề to cả mấy

người ôm không xuể la đà những tán

lá vàng óng, ánh lên rực rỡ dưới ánh

nắng xiên buổi chiều.

Kunzang tiếp tục dẫn chúng tôi

đi vào thăm quan tu viện Tashichho

Dzong - nơi được mệnh danh là Pháo

đài của tôn giáo huy hoàng. Và

chúng tôi đã hiểu rằng, nơi đây được

gọi là tu viện khi đặt chân vào một

không gian tràn ngập những dấu tích

Phật giáo, từ những bức thangka lớn

ngay từ cửa cho đến các tượng Phật

vô cùng đồ sộ cùng nơi hành lễ của

nhà Vua và nội các trước khi bắt đầu

mỗi ngày làm việc. Lúc này, chúng

tôi mới nhận thấy điều mà mình coi

là sự lạ về sự hiện diện của các nhà

sư trong lễ hạ cờ thiêng liêng của

Bhutan đúng là chỉ có ở những người

lần đầu đặt chân tới quốc gia của

rồng sấm.

Bài và ảnh:

Ngọc Mai

Đội nghi thức, dẫn đầu là các nhà sư

đang tiến về kì đài chuẩn bị làm lễ hạ cờ

Tấu nhạc chuẩn bị rước cờ về hoàng cung

Lá cờ được các cảnh sát Hoàng gia rước về kì đài

Chuẩn bị cuốn cờ