Previous Page  13 / 62 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 13 / 62 Next Page
Page Background

13

PAY TV

Mask Singer

đã có các phiên bản

Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia và

Việt Nam. Lí giải về sức hút của các

chương trình truyền hình Hàn Quốc,

Lee Myong Chun, giáo sư đại học

Chung - Ang cho rằng: “Có sự khác

biệt rất rõ ràng giữa các chương trình

truyền hình của Hàn Quốc và Mỹ.

Các bộ phim truyền hình Mỹ thường

thiếu sự gắn kết, mỗi tập là một câu

chuyện riêng biệt. Trong khi phim Hàn

luôn có sự nhất quán, tạo sự hồi hộp,

háo hức cho khán giả. Họ luôn chờ

đợi để được xem tập tiếp theo”.

Cạnh tranh khốc liệt

Trong 10 năm trở lại đây, các

chương trình truyền hình của

Better Late Than Never

phiên bản Mĩ của

Grandpas Over Flowers

King Of Mask Singer

phiên bản Trung Quốc

một chương trình” - nhà phê bình văn

hoá Jung Duk Huyn cho biết. Cuộc

chiến rating của các đài ngày càng

trở nên khốc liệt, việc phát sóng ở

kênh nào không còn quan trọng

bằng việc nội dung có hấp dẫn hay

không. Sự cạnh tranh này đã làm gia

tăng tính đa dạng của các chương

trình truyền hình. Nội dung mới mẻ,

hấp dẫn, không ngại những đề tài gai

góc, TvN và JTBC hiện đang chiếm

ưu thế trên thị trường chuyển nhượng

bản quyền. Nếu như năm 2015, CJ

E&M (công ty chủ quản của TvN) chỉ

xuất khẩu được 2 chương trình, thì tới

năm 2017, số lượng bản quyền truyền

hình họ kí kết với đối tác nước ngoài

đã lên tới con số 12. Jung Bup Mo,

giáo sư Đại học Quốc gia Pykyong

(Seoul), cho rằng, sở dĩ các chương

trình truyền hình của Hàn Quốc được

yêu thích đặc biệt ở Đông Nam Á là

do có sự tương đồng về văn hoá. Ví

dụ như ở Philippines, người dân nước

này thường xem phim Mexico trước

khi phim truyền hình Hàn Quốc đổ bộ

và thu hút một lượng khán giả lớn.

Nhờ sự tương đồng về văn hoá, khán

giả ở đây có thể hiểu được nội dung

của một bộ phim truyền hình Hàn

Quốc, ngay cả khi không có thuyết

minh hay phụ đề.

Ở một số nước Đông Nam Á, việc

làm lại các tác phẩm điện ảnh nổi

tiếng của Hàn đang trở thành xu

hướng được ưa chuộng. Việt Nam

đang được coi là đối tác chiến lược

của Hàn Quốc. Theo hội đồng điện

ảnh Hàn (KOFIC), trong năm 2017,

nước này đã thu về 1,49 triệu USD

khi liên kết với các nhà sản xuất

Việt Nam, làm lại những bộ phim ăn

khách. Trong tháng 3 vừa qua, ba

phim đình đám của điện ảnh Hàn

Quốc là

Sunny

(2011),

Speed Scandal

(2008),

My Sassy Girl

(2001) đã ra mắt

phiên bản Việt hoá với tên gọi lần

lượt là

Những tháng năm rực rỡ, Ông

ngoại tuổi 30

Yêu em bất chấp

.

Cũng theo thống kê của KOFIC, năm

2017, điện ảnh Hàn Quốc đã thu được

tổng cộng 97 triệu USD bằng cách

chuyển nhượng tài sản trí tuệ cho các

nhà làm phim nước ngoài, tăng gấp 3

lần doanh thu của năm 2016.

Trúc Chi

(Theo Koreatimes)

Hàn Quốc đã trở nên đa dạng về đề

tài, phong phú về nội dung và định

dạng phát sóng. Các kênh truyền

hình quốc gia như: SBS, KBS, MBC

không còn giữ được thế độc tôn,

thậm chí còn bị các đài cáp như TvN,

JTBC vượt mặt. Tỉ suất người xem cũng

không còn là thước đo chính xác độ

“hot” của một chương trình truyền

hình. “Hầu hết thế hệ trẻ không còn

xem truyền hình theo cách truyền

thống là ngồi trước màn hình TV. Trong

khi cách tính tỉ suất người xem hiện

nay tại Hàn Quốc lại không bao gồm

cả số lượng người xem trên Internet

và các thiết bị di động. Bắt đầu từ

tháng 8/2017, Nielsen đã gộp thêm

cả lượng người xem trên Facebook,

Hullu và Youtube, khi tính rating của