Table of Contents Table of Contents
Previous Page  47 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 47 / 64 Next Page
Page Background

47

Du khách có thể lên Linh Thứu

bằng cáp treo hoặc đi đường bộ và

chúng tôi đã chọn leo núi để không bỏ

qua những địa điểm được đánh dấu là

vị trí quan trọng. Thật thú vị khi biết

rằng hơn 2.500 năm trước, cũng chính

con đường dẫn lên đỉnh núi này, Đức

Phật đã bao lần lên xuống. Anh chàng

hướng dẫn viên người Ấn Độ là Jamjee,

theo đạo Hindu nhưng anh thuộc lòng

những điển tích nhà Phật (cũng bởi do

nghề nghiệp) và thực sự tin vào những

giáo lí tốt đẹp của Phật giáo. Leo

được nửa đoạn đường, Jamjee dừng

lại, những tưởng anh để cho chúng

tôi nghỉ ngơi sau chặng leo dốc dài

nhưng anh lí giải rằng, chính nơi này

được xác nhận nơi vua Tần Bà Sa La

xuống kiệu để thân hành viếng thăm

Đức Phật. Qua đoạn đường dốc gần

đến hương thất Phật ngự, chúng tôi lại

được Jamjee chỉ cho một hang động

nhỏ, nằm bên tay phải lối đi, được cho

là thạch thất của Tôn giả A Nan, vị thị

giả suốt đời hầu cận trung thành bên

đức Thế Tôn. Phía trước thạch thất này

có tảng đá lớn và nhiều mảnh vỡ được

đánh dấu đó chính là tảng đá mà xưa

kia Đề Bà Đạt Đa (Devadatta), người

anh em chú bác của Phật, lăn xuống để

hại Phật, lúc Ngài đi ngang qua lối hẹp

này. Nhờ oai thần của bậc đại giác, Đề

Bà Đạt Đa đã không thực hiện thành

công mưu đồ bất chính của mình. Phía

trên thạch thất Tôn giả A Nan khoảng

15 bậc thềm, gần hương thất của Phật

là thạch thất của Tôn giả Xá Lợi Phất,

vị tôn giả trí tuệ bậc nhất trong hàng

môn đệ của Phật. Xung quanh khu vực

này còn nhiều thạch thất khác của chư

thánh đệ tử Phật như Tôn giả Ma Ha

Ca Diếp, Mục Kiền Liên… Trên cùng

là hương thất của Phật, gần mỏm đá

được cho là giống đầu con chim kên

kên, nơi đức Phật thường ngự khi Ngài

dừng chân tại Linh Thứu. Đây là điểm

cao nhất của ngọn núi. Phật tử từ khắp

nơi sau khi leo lên đến chỗ này thường

bày lễ vật, kinh kệ ra thành kính lễ

bái. Khi chúng tôi đến, rất đông người

đang thiền hành chung quanh hương

thất của Phật giữa đất trời lộng gió,

cảm giác như những lời khấn cầu của

họ nhanh chóng được theo gió tới

miền Tây Phương cực lạc. Chúng tôi

cũng thành kính đảnh lễ và thiền định

trong cảm xúc hân hoan khó tả.

Bên phải Linh Thứu sơn là núi

Sonagiri, trên đỉnh có một tháp cao

màu trắng được gọi là tháp Hòa Bình

của Phật giáo Nhật Bản, do Hòa

thượng Nichidatshu Fuji xây dựng với

ước nguyện cầu cho thế giới hòa bình,

chúng sanh an cư lạc nghiệp. Đây là

một trong rất nhiều công trình được

Hòa thượng xây dựng trên đất Phật, kể

từ sau sự kiện hai quả bom nguyên tử

ném xuống hai thành phố lớn trên xứ

sở hoa anh đào của ngài: Hiroshima và

Nagashaki vào tháng 8/1945. Kiến trúc

tất cả các tháp đều có kiểu dáng giống

nhau, đều cấu trúc hình tròn và chóp

nhọn ở đỉnh. Bốn mặt phân đều theo

bốn hướng tôn trí 4 tượng Phật màu

vàng, dựa trên bốn sự kiện trọng đại:

Đản sanh, Thành đạo, Chuyển pháp

luân và nhập Niết bàn…

Chúng tôi lại tiếp tục hành thiền

xuống núi và dừng chân tại Linh Sơn

Kiều, trong khi đó, những đoàn người

vẫn đang tiếp tục leo lên núi thiêng.

Vậy là chuyến chiêm bái các thánh

tích linh thiêng nhất của nhà Phật ở

miền Bắc Ấn Độ của chúng tôi đã kết

thúc sau chặng đường dài leo núi Linh

Thứu đầy hoan hỉ, cảm nhận dòng

năng lượng an lành chảy tràn trong

cơ thể.

THAO GIANG

Hang đá

Tháp Hòa Bình