Table of Contents Table of Contents
Previous Page  4 / 64 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 4 / 64 Next Page
Page Background

4

CÂU CHUYỆN

TRUYỀN HÌNH

KHI ROBOT LÀM

NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH

Tháng 11 năm ngoái, giới truyền

thông châu Á xôn xao bàn tán về việc

xuất hiện người dẫn chương trình trí tuệ

nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới đến

từ Trung Quốc, được giới thiệu tại một

hội nghị về Internet tại Ô Trấn. Nhân

vật MC đặc biệt này là bản robot của

người dẫn chương trình thuộc Tân Hoa

xã. Được phát triển dựa trên nền tảng

máy tính của Tân Hoa xã và công ty

tìm kiếm trực tuyến Sogou, phát thanh

viên AI này được thiết kế để bắt chước

giọng nói, biểu cảm khuôn mặt và các

điệu bộ của con người. Xuất hiện trên

màn hình, AI dẫn chương trình có hình

ảnh là một nam giới mặc vest, đeo cà

vạt, mô phỏng theo hình ảnh đời thực

của MC Zhang Zhao của Tân Hoa

xã. Trong đoạn clip tin tức phát sóng,

người dẫn chương trình AI có thể đọc

bản tin một cách tự nhiên, trôi chảy

không khác một MC thực thụ: “Xin

chào, các bạn đang theo dõi chương

trình tin tức tiếng Anh. Tôi là phát

thanh viên AI tại Bắc Kinh”.

Tại buổi giới thiệu, Tân Hoa xã

khẳng định, phát thanh viên AI có thể

giảm bớt chi phí sản xuất tin tức và

nâng cao hiệu quả chương trình. Mở

một lối đi mới về ứng dụng AI trong

việc sản xuất chương trình truyền hình,

song thử nghiệm về AI bắt chước giọng

nói, hình dáng người thật của Tân Hoa

xã cũng dấy lên không ít hoài nghi từ

các chuyên gia. Biên tập viên chuyên

trách Trí thông minh nhân tạo Will

Knight của công ty MIT Technology

Review cho rằng, cho dù AI có làm tốt

như thế nào chăng nữa thì đó vẫn là

một người máy do con người tạo nên,

không có trí thông minh, không có trí

tuệ. “Trong trường hợp, biên tập viên

này có thể tự viết kịch bản, nhận điện

thoại hay tự sản xuất nội dung tin thì

câu chuyện sẽ rất khác. Tuy nhiên, cho

đến thời điểm này thì đó là vẫn là điều

nằm ngoài khả năng của máy móc”,

Will Knight bày tỏ quan điểm.

Xung quanh vấn đề này cũng có

một số ý kiến phản biện khác. Ông Ali

Shafti, nhà nghiên cứu về robot và AI

tại Đại học Imperial College London,

cho rằng, điều thực sự tạo ra hình ảnh,

chuyển động khẩu hình miệng và giọng

nói của “MC ảo” là việc sử dụng thuật

toán có liên quan đến trí tuệ nhân tạo.

Song, nói rằng người dẫn chương trình

này là AI là nói hơi quá”. Trong khi đó,

TUY LÀ MỘT KHÁI NIỆM CÒN TƯƠNG ĐỐI MỚI MẺ ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP

NGHE NHÌN NHƯNG VIỆC ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (ARTIFICIAL

INTELLIGENCE - AI) TRONG SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CÓ THỂ

MỞ RA NHIỀU TRIỂN VỌNG VÀ CẢ KHÔNG ÍT THÁCH THỨC TRONG TƯƠNG LAI.

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

&

TRUYỀN HÌNH

Trí tuệ nhân tạo ngày

càng được ứng dụng

rộng rãi trong ngành

công nghiệp nghe nhìn