Previous Page  8 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 8 / 92 Next Page
Page Background

8

trong ekip đã bỏ ra. Phải tìm được cách

kể chuyện đơn giản nhất, mộc mạc nhất

cho những điều phức tạp. Bộ phim cần

trôi chảy bình thường như hơi thở cuộc

sống, kể mà như không kể nhưng toát

lên được tinh thần của nhân vật và giá

trị yêu thương trong từng tác phẩm.

THÀNH CÔNG LÀ…

Tháng 3 vừa qua, Ý Linh và nhóm

phim tài liệu của VTV7 đã bước vào điểm

nóng của đại dịch – Bệnh viện Bạch Mai

để ghi lại câu chuyện lịch sử về thời kì

“toàn quốc kháng chiến giữa thời bình”.

Có thể nói, đây là một trong những bộ

phim tài liệu đầy ý nghĩa nhưng cũng vô

cùng thử thách đối với những người làm

truyền hình. Nói về tác phẩm đặc biệt

này, Ý Linh nhớ lại: “Kỉ niệm đáng nhớ

đầu tiên là về sự nhiệt tình của các anh

em trong ekip. Bộ phim bắt đầu bấm máy

vào ngày 15/3/2020, đây cũng là khoảng

thời gian diễn biến của dịch phức tạp

nhất. Khi đó, vợ của kĩ thuật viên Quang

Việt – người cộng sự luôn sát cánh cùng

ekip trong tất cả các bộ phim tài liệu - vừa

mới sinh con được ba ngày nhưng anh

đã quyết định đồng hành cùng ekip vì

anh hiểu rằng, nhóm không thể sản xuất

mà thiếu anh được, thời điểm đó cũng

không thể tìm được ai thay thế. Cũng

đúng thời điểm này, vợ của quay phim

Phan Thanh Hùng trong ekip cũng sinh

con, người yêu của quay phim chính thì

nhận được tin mang bầu song thai… Tất

cả những người này đều đang có mặt tại

căn nhà chung do ekip thuê để tập hợp

thiết bị, nhân sự, nhằm tránh ảnh hưởng

tối đa tới các nhân sự khác trong Đài do

dịch diễn ra phức tạp. Tôi rất cảm động

khi ý tưởng thực hiện bộ phim về Đại

dịch Covid-19 nhận được sự đồng lòng

của toàn bộ nhóm, ai cũng hăng hái và

mong muốn làm tốt nhất có thể. Bộ phim

đang trong giai đoạn hậu kì và dự kiến

phát sóng vào tháng 12/2020”.

Một điều tự hào đối với nhà sản

xuất trẻ Ý Linh là cô từng được chọn

là thành viên ban giám khảo của Liên

hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ

39. Đối với nhiều người trẻ, đây là một

thành công lớn. Tuy nhiên, thành công

với Ý Linh lại là sự bình an, vui vẻ của

nhân vật và toàn bộ ekip sau khi kết thúc

từng bộ phim. Thành công là khi nhân

vật nghĩ tới mình, họ thấy hạnh phúc

vì họ đã có những lúc được trải lòng,

được trân trọng, được ghi nhớ lại và

được kể lại. Thành công là khi các cộng

sự của mình tin tưởng đồng hành cùng

với mình, họ hiểu rằng mình xứng đáng

với sự hết lòng của họ trong công việc.

Thành công là khi một tác phẩm ra đời,

nhân vật cảm thấy họ được hiểu và mọi

người trong ekip đều cảm thấy tự hào vì

là một phần của tác phẩm. Cuối cùng là

sự đón nhận của cộng đồng, là sự khích

lệ động viên cho cô và ekip tiếp tục thực

hiện những tác phẩm trong tương lai. Và

Ý Linh không nhìn thấy bản thân mình

trong một sự nghiệp rất lớn, cô thấy mình

trong từng mục tiêu nhỏ nêu trên.

Năm 2021, Ý Linh dự kiến sản xuất

series phim tài liệu về ẩm thực dân gian

Việt Nam. Series là những câu chuyện

truyền cảm hứng về lịch sử, tình yêu và

giá trị cuộc sống qua ẩm thực. Thông

qua câu chuyện về ẩm thực dân gian,

người xem sẽ hiểu hơn về những giá trị

truyền thống, con người, văn hoá và lịch

sử Việt Nam. Bên cạnh đó, series cung

cấp cái nhìn sâu sắc hơn về chỗ đứng

của văn hoá ẩm thực Việt Nam trong bối

cảnh chung của thế giới.

LÊ HOA

Nhà sản xuất Phan Ý Linh:

Thấy mình trong...

(Tiếp theo trang 7)

LÀM NGHỀ KHI CÒN LÀ SINH VIÊN

Thế Hùng đến với Ban Thanh thiếu niên

(VTV6) từ năm 2009, khi còn là sinh viên

năm thứ hai Học viện Báo chí tuyên truyền.

Chương trình đầu tiên anh tham gia sản xuất

có tên rất thú vị:

Thế hệ tôi

. Sau này, làm việc

ở Ban Thanh thiếu niên, Thế Hùng rất tâm

đắc cách đặt tên cho mỗi chương trình của

VTV6. Khi được hỏi vì sao yêu VTV6, Thế

Hùng trả lời dí dỏm: “Ở VTV6,

Chúng ta là

một gia đình

, luôn có những

Bữa trưa vui vẻ

cùng nhau, VTV6 mang đến cho chúng tôi

cơ hội được

Trên từng cây số

, gặp gỡ những

con người thú vị mỗi ngày cùng

Hôm nay ai

đến

. Và có một đường băng để tất cả những

ý tưởng

Cất cánh

”.

Trở lại câu chuyện khi Thế Hùng mới

bước chân vào nghề, năm ấy Ban Thanh

thiếu niên tròn 2 tuổi, đó cũng là thời điểm

lãnh đạo Ban rất quan tâm đến việc xây dựng

đội ngũ những người trẻ làm truyền hình.

Khi đó, Thế Hùng là một trong số những

người còn rất trẻ, vừa đi học ở trường, vừa

làm cho VTV6. Tất cả những gì anh được

học ở trường lần đầu tiên được mang ra sử

dụng ở một môi trường chuyên nghiệp. Với

Thế Hùng, đó là một cảm giác vô cùng đặc

biệt. Anh chia sẻ: “Tôi còn nhớ lần đầu tiên

tên mình xuất hiện trên bảng chữ Những

người thực hiện, tôi đã phải chạy từ phòng

trọ sinh viên của mình sang nhà cô giáo chủ

nhiệm để xem nhờ tivi”. Năm 2011, sau khi

BTV Thế Hùng

ĐIỂM NHẤN