Table of Contents Table of Contents
Previous Page  5 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 5 / 92 Next Page
Page Background

5

những sự kiện lịch sử của dân tộc,

ekip làm phim

Những giải mã mang

tên Việt Nam

chắc hẳn đã rất trăn trở

chọn góc nhìn, cách khai thác, đề

tài, triển khai sản xuất để mang đến

sự mới mẻ cho bộ phim của mình?

Tôi mất tổng cộng 9 tháng (kể từ

tháng 10/2018) để viết xong đề cương

kịch bản cho phim

Những giải mã

mang tên Việt Nam

. Sau đó, tôi chẳng

biết bắt đầu từ đâu giữa đống sách và

tư liệu mà mình đi khắp nơi để mang

về. Tôi bị “cầm tù” trong biển tư liệu

này. Rồi tôi xin phép lãnh đạo để có

được một ngoại lệ: cho tôi đi phỏng

vấn nhân chứng để làm kịch bản. Ekip

của chúng tôi đi phỏng vấn hàng chục

nhân chứng là các tướng lĩnh và cựu

chiến binh Việt Nam, cựu chiến binh

Mỹ, các nhà sử học và nghiên cứu

quân sự trong và ngoài nước, các nhà

ngoại giao kì cựu, thậm chí cả một số

người họat động trong lĩnh vực tình

báo và tôi phải cam kết với họ là tôi chỉ

phỏng vấn để hiểu vấn

đề chứ không tiết lộ tên

tuổi, chức danh của họ.

Đến tháng 10, kịch

bản cho hai tập đầu mới

hoàn thành. Một đồng

nghiệp rất giỏi là chị

Đào Thanh Huyền,

phóng viên - nghiên cứu

viên độc lập từng làm

việc lâu năm tại Đài

Truyền hình Việt Nam

đã nhận lời làm biên

kịch cho 2 tập liên quan

đến giai đoạn kháng

chiến chống Pháp, cùng

với việc biên tập toàn bộ phần nội

dung này dựa trên những phần tư liệu

phỏng vấn cực kì quý giá mà nhóm

thực hiện dự án

Hồi ức Điện Biên Phủ

Việt - Pháp

của chị Huyền thực hiện

cách đây 12 năm. 80% các bác nhân

chứng tham gia chiến dịch Điện Biên

Phủ đồng ý trả lời phỏng vấn trong dự

án đó đã qua đời. Phần phỏng vấn quý

Ekip biên kịch, đạo diễn, quay phim gồm: Thu Trang, Lê Phúc, Nguyễn Việt Đức,

Bành Quốc Khánh của Trung tâm phim tài liệu & phóng sự - Đài THVN đã mất

hơn một năm để sản xuất bộ phim

Những giải mã mang tên Việt Nam.

Phim bao

gồm 5 tập: 1954: 02 tập (Điện Biên Phủ); 1968: 01 tập (Chiến dịch Đường 9 Khe

Sanh và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968); 1972: 01 tập (Mặt trận

Đất đối không tại miền Bắc năm 1972); 1975: 01 tập (Chiến dịch Tây Nguyên mà

điểm nhấn là giải phóng Buôn Mê Thuột và truy quét quân đội VNCH trên đường

7 Cheo Reo). Những sự kiện được nhắc tới trong 5 tập phim đều là các sự kiện

có tính chất bước ngoặt, làm thay đổi toàn bộ cục diện chiến trường.

(Xem tiếp trang 6)

THU HIỀN

Ghi hình phi công lái máy bay Mig21 Nguyễn Công Huy

Kí họa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp

của nhóm họa sĩ thể hiện rất trẻ

Đạo diễn Thu Trang

mở từng trang tư liệu

mỏng dính, chị phải

rất cẩn thận vì dễ

bị rách

giá đến mức, khi tôi xem các đoạn trả

lời của ông Hoàng Minh Phương -

phiên dịch viên tiếng Trung của Đại

tướng Võ Nguyên Giáp, ông Lê Trọng

Nghĩa - Nguyên Cục trưởng Cục Quân

báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu, tôi đã

nghĩ một điều duy nhất: “Cuối cùng thì

lịch sử không quên bất kì ai”.

Tôi viết ba tập kịch bản còn lại về

giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Cho

đến giờ phút này, tôi gỡ ra viết lại hàng

chục lần. Mỗi ngày, tôi lại tình cờ gặp

một nhân chứng, hay tình cờ tìm ra

một tư liệu mới và tôi tiếp tục bổ sung

khiến cho kịch bản của mình liên tục bị

sửa đổi.